30 thg 4, 2011

Đi về này những lối này năm xưa*...


Đi về này những lối này năm xưa". Đôi khi việc đi về không phải trên một con đường cụ thể mà kỉ niệm xưa vẫn dâng đầy. Những chuyến đi về trong tâm tưởng!

20 thg 4, 2011

CAMERA CÔNG SỞ

Chương trình VTV1 hẳn hoi,dành thời lượng không nhiều nhưng vào giờ cao điểm (lúc mọi người đang chờ nghe Thời sự buổi tối) để phát sóng một nội dung thật không hiểu nổi: "Camera công sở"!
Có lẽ nhà đài chót mua bản quyền của nước ngoài, qua quá trình xào xáo giờ chả lẽ không dùng?
Nội dung nhằm vào ai- những người làm việc công sở chăng? Họ chẳng lẽ ấu trĩ, nhố nhăng, lộn xộn..như vậy ư? Cái cảnh giám đốc mặc quần cộc, cho nhân viên nhíp hộ đường chỉ bị tuột ở quần dài chẳng khác nào ông Giuốc-Đanh (hài kịch Molie) bị đám thợ phụ lột quần áo để mặc thử bộ lễ phục bằng vải hoa may ngược! Cảnh anh tổ trưởng một tổ công tác ăn cắp ô của nhân viên và khách hàng , rồi các cô mắt xanh mắt đỏ suốt ngày khoe đồ bành mới mua đại hạ giá, cảnh nhấm nháp các món ăn lạ...cả việc nói xấu nhau, nói xấu lãnh đạo được công khai dưới hình thức đùa cợt!
Thôi thì trên giời, dưới đất có gì trong "Camera công sở" có thứ đó!
Được biết thời lượng phát sóng phải tính từng giây. Chả thế mà chỉ vì sợ không đủ thời gian tác nghiệp, một BTV đã nổi khùng bằng lời khiếm nhã, buộc phải xin lỗi khán giả! Nội dung quảng cáo thuốc nội nhanh đến nỗi nghe không kịp tên để mà mua mặc dù trong lòng luôn ghi nhớ "  Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam!". Có lúc một người cựu chiến binh say sưa kể về những năm tháng hào hùng của lịch sử dân tộc, nếu  ngập ngừng nhớ lại...sẽ được cảm ơn ngay để hẹn gặp lần sau!...
"Camera công sở " mục đích đặt ra có tính đến sự phản cảm, sự lãng phí thì giờ, lãng phí cảm xúc của người xem? Hãy chĩa góc quay vào những vấn đề đáng quan tâm hơn, những thân phận trước hiểm họa của núi lở đá đè như Lèn cờ,những đứa trẻ lang thang cù bất cù bơ không chốn đi về trên đường phố...

7 thg 4, 2011

Thu và bốn mùa


     Em nhẹ nhàng bước sang thu
Trăng vàng say mộng lời ru ngọt ngào.
Anh còn ngỡ giấc chiêm bao,
Em qua xuân, phút giây nào không hay!
Anh mê mải, anh đắm say
Em là tất cả tháng ngày của anh.
Em là sóng biếc biển xanh
Đời anh, bờ cát, khỏi thành vô duyên.
Mùa tiếp mùa nối triền miên
Bốn mùa em, trọn nỗi niềm riêng anh!

3 thg 4, 2011

Bão


Có nhiều loại bão.
Bão cát làm ta tối tăm mặt mũi, tay muốn đỡ và chân cũng muốn cản, nhưng bất lực.
Bão tuyết làm ta chìm trong giá lạnh ,vùi lấp, mất phương hướng. 
Bão từ rối loạn nhịp sinh học vốn rất tự nhiên của con người. 
Bão đạn thử thách sức chịu đựng và lòng dũng cảm, đức hi sinh...
Bão lòng làm mất đi sự bình yên của tâm hồn, cảm xúc
....
Và còn một loại bão tổng hợp tất cả các loại bão
Đấy là bão giá !
Một loại bão vô hình mà sức công phá của nó thật ghê gớm !
Mới hôm qua thị trường còn bình ổn, vậy mà bão nổi lên làm thất điên bát đảo bao kẻ trong tay đồng tiền chỉ có giới hạn. Mọi vật giá đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Hoa đẹp là thế ,giờ cũng cay đắng chịu lời mặc cả rất chi là nhỏ giọt của kẻ giàu tình yêu cái đẹp mà nghèo hầu bao để sở hữu cái đẹp! Một bộ trang phục gọi là tươm tất theo phong cách của người không muốn mình là bản sao của kẻ khác giờ cũng trở nên xa xỉ ! Một vài quả ngọt, trái thơm, gọi là chay tịnh cho tâm hồn thanh khiết giờ cũng mặn nhạt lên xuống với giá leo thang của những món đậm chất không thuộc về thực vật! 
Còn gì phản cảm hơn, một người ăn mặc có vẻ rất lịch sự mặc cả mớ hàng của bà cụ nghèo mót từng củ khoai,mớ sắn trong vườn nhà đem bán cho cháu có tiền ăn học?
Nhưng ai biết bên trong bộ cánh lịch lãm kia là một cái túi đang bị cháy để mà đừng trách họ không biết chia sẻ với bà lão tội nghiệp?
Trong siêu thị sách, người yêu sách lật qua lật lại giá sách rồi lại để xuống giá với vẻ tiếc nuối ngẩn ngơ !
Trong một bệnh viện, người nhà bệnh nhân nhăn nhó chẳng kém gì nỗi đau của người bệnh khi cầm hóa đơn thanh toán thuốc men, viện phí. Thậm chí phải cắn răng kí vào đơn xin về nhà tự chữa vì khả năng tài chính không cho phép tiếp tục điều trị, khi biết chắc về là chỉ còn biết chờ đợi...!
Ở trường học, có không ít học sinh trở nên lười biếng, sa sút vì cha mẹ chúng mải bươn chải trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, chẳng còn thời gian, sức lực mà nhòm ngó việc học của con.
Còn bao nhiêu hệ lụy từ bão giá? Tình hình giá thỏ lương rùa này không biết bao giờ mới có hồi kết?
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang