29 thg 6, 2011

Du lịch bụi...


Ra đảo Lý sơn (Quảng Ngãi) vào ngày biển êm ả. Cả đoàn tưởng sẽ không ai say sóng. Vậy mà vẫn có kẻ say mềm. Tàu cao tốc lướt rất êm,thỉnh thoảng mới dập dềnh, chao đảo chứ không dồi lên dập xuống như khi có sóng to gió lớn.
          Vừa đặt chân lên đảo có xe huyện đội ra đón, vậy mà dân say lại chọn phương tiện xe ôm -một loại xe gắn máy nếu ở đất liền chỉ để chở các đồ vật, vừa xóc, vừa nắng. Sau một lúc nghỉ ngơi, lấy lại vẻ mặt háo hức của kẻ hăm hở ra đảo giữa lúc biển cả đang có vấn đề, bắt đầu ngó nghiêng, xem xét và chuẩn bị bữa trưa. Ăn trưa ở nhà một người lính đã phục viên giờ về làm vườn, trồng hành, tỏi. Nhà hắn có ba người con. Tội nghiệp con trai đầu 25 tuổi bị câm từ nhỏ, đứa thứ 2 đang học cao đẳng sư phạm và đứa út học lớp 8. Nghe có chiến hữu ra thăm, hắn giục vợ con lo cơm nước từ sáng sớm. Cả đoàn trên chục người đổ bộ vào nhà hắn làm náo động cả cái xóm đảo yên lặng. Món mực hấp vừa ngọt vừa giòn vì tươi và dày,chỉ chấm mắm gừng là quá đã! Món canh chua cá dìa  ngọt quên đất liền luôn! Rồi món ốc xào xả ớt, làm cho mấy đứa nhỏ phá mồi của dân nhậu vì nó rất hấp dẫn. Vợ chồng chủ nhà suýt xoa vì chưa tiếp đón khách như ý muốn.
          Đi thăm chùa Hang.Chùa nằm dưới chân một quả núi đá. Phải lên dốc và xuống khoảng năm chục bậc tam cấp mới đến chùa. Đứng ở ngoài nhìn vào, cửa chùa hẹp như một cái hang, có lẽ vì thế nên có tên gọi là chùa Hang. Khuôn viên chùa là toàn bộ một cái hang đá rất mát. Mái chùa hình vòm, y như có bàn tay đẽo gọt nên. Đây là chùa do dòng họ Trần ở đảo lập nên và truyền nhiều đời thờ cúng. Trong chùa có khoảng hai chục ban thờ với nhiều tượng vị thần Phật (kích thước không to lắm). Ở đây ai vào thắp hương thường khoác áo nhà Phật, xong lại treo lên. Cạnh chùa là hậu duệ họ Trần trong coi, hương khói cho chùa. Ngoài sân chùa có trồng nhiều cây bằng quả vuông như ở đảo Trường sa. Đứng ở chùa nhìn ra là bãi biển có nhiều gành đá rất đẹp. Xung quanh chùa là dãy núi đá rất hùng vĩ, con người như lọt thỏm vào không gian ấy .
          Trên đường về thấy người dân đảo đội nắng chăm hành,chăm tỏi ,thấy cuộc sống ở đây thật hiền hòa. Ở xóm khác trên đảo có gia đình sống bằng nghề biển. Họ đã từng gặp tàu Trung quốc và bị mất hết cả thuyền bè, cụt vốn họ xoay sở đủ nghề mà cuộc sống vẫn bấp bênh. Dọc bờ biển là một bờ kè bằng xi măng cốt sắt, rất chắc chắn để chống xâm thực, nhìn nó liên tưởng đến đê chắn sóng của Nhật Bản.
          Biển ở đây trong vắt nhìn thấy mọi vật dưới đáy, nhưng không có bờ cát thoai thoải nên tắm không tiện lắm, hay tại vị trí đó nó như vậy.
          Đi vội nên chưa kịp thăm hết các  điểm. Nơi đây từng khao lề thế lính Hoàng sa...Sẽ có ngày trở lại đảo.


25 thg 6, 2011

Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào...


Trong nhiều bài viết về biển và những suy ngẫm từ biển  thì "Thuyền và biển" là một bài thơ hay, một bài ca trữ tình sâu lắng, thiết tha. Và trong không nhiều nghệ sĩ hát hay về biển thì Quang Lý là một giọng ca đẹp, chất giọng của anh có sức lay động lòng người. Anh hát bằng cả tâm hồn mình. Phong cách của Quang Lý bình dị mà rất riêng, rất đặc biệt, rất "Quang Lý"!

17 thg 6, 2011

Biển Đông dậy sóng!


                   
                   "Tôi nói đến trời mây , tôi nói đến
                   Những cánh đồng, nhà máy, những hoa, chim
                   Nhưng vẫn muốn nói nhiều hơn về xứ biển
                   Như cái gì thầm lặng ở trong tim"
                                                                                      (Tế Hanh)
Với chiều dài trên 3200km ôm lấy dải Đất Việt, biển đã gắn bó với người Việt Nam từ bao đời nay,biển là tiếng nói tình cảm, tâm hồn của người Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh chủ quyền của họ, bao kẻ âm mưu bá quyền đã phải thất bại ngay trên vùng lãnh hải bất di bất dịch này. Vậy mà giờ đây, với cái lưỡi bò bẩn thỉu, kẻ bành trướng mưu đồ nuốt trọn biển Đông!
Thật nực cười cho sự ngang ngược, trâng tráo của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Đi xâm phạm chủ quyền của người ta mà lại còn rêu rao luận điệu trướng tai rằng mình "bị xâm phạm"! Trẻ con vốn tẩy chay đồ chơi thuộc dòng made in China nhiễm độc, cũng phải thốt lên: người Trung quốc dối trá, tham lam!
Miệng nói hòa bình mà hành động thì phá hoại chẳng khác nào khiêu khích chiến tranh! Ngoại giao thì tỏ vẻ mềm dẻo rằng "không làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông". Nhưng hàng ngày, hàng giờ rình rập quấy phá tàu đánh cá của ngư dân trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ, đánh đập dọa nạt bằng súng ống, cướp thành quả lao động chân chính của họ. Vô cớ cắt cáp thăm dò dầu khí của khi họ ngay trên vùng lãnh hải được Quốc tế công nhận là của họ.Trên chính trường và trong đời thường, kĩ xảo và tiểu xảo, mặt thật và mặt nạ ...đều hướng vào mục tiêu: cá lớn nuốt cá bé bất chấp dư luận, đạo lí !
Một đất nước đã từng được đánh giá là một trong những "cái nôi văn hóa của nhân loại" mà lại hành xử như một xứ hỗn mang mông muội! Những Khổng tử và Mạnh tử... với thuyết giáo đạo làm người giờ bị hậu duệ chà đạp, phỉ báng!
Máu chảy ruột mềm! Có thấy các chiến sĩ hải quân Việt Nam tử thủ để bảo vệ Trường Sa bị quân Trung Quốc tàn sát dã man, chiếm đảo Gạc Ma mới căm thù chủ nghĩa thực dân mới -Bắc Kinh! Có thấy nỗi đau khổ, mất mát của ngư dân bị quân Trung Quốc cướp thuyền bè, phương tiện làm ăn mới thấy chúng ta lên án chúng là chưa đủ!
Đúng là "Cũng nhà, cũng cửa, cũng giang san" thế mà bị kẻ tham lam lộng hành!
Máng lợn ăn tử tế không muốn, lại muốn lưỡi bò liếm trên cái máng lợn sứt mẻ!
Nước Việt Nam là của người Việt Nam!
 Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi!

1 thg 6, 2011

Tổ Quốc nhìn từ biển


Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Nguyễn Việt Chiến

Tổ Quốc nhìn từ biển


Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Nguyễn Việt Chiến
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang