27 thg 12, 2013

Dí dỏm một cây bút viết về ngoa ngữ Việt Nam!

Từ một cuốn từ điển Chửi bằng tiếng Đức, cực nhỏ, kích thước như bao diêm, mỗi dòng chỉ có một chữ, mỗi trang chỉ có vài dòng của chính tác giả người Đức tặng, người Việt Nam - Nguyễn Văn Hoa (Tiến sĩ kinh tế!) nghĩ đến việc bảo tồn văn hoá dân gian – văn hoá Chửi. Thế là “Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam” ra đời.

Tác phẩm đã đạt "Giải thưởng văn học nghệ thuật 1998" của Uỷ ban Trung ương liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

May mắn được tác giả Nguyễn Văn Hoa kí tặng, tôi đọc liền một mạch với một sự hứng thú say sưa. Ôi chết cười, tưởng xưa nay người ta tức thì chửi vung tí mẹt lên, hoá ra chửi cũng có nguồn gốc, nguyên tắc hình thành đến các kiểu chửi  bài bản, phong phú đến thế.

22 thg 12, 2013

DAY DỨT, ÁM ẢNH... NGUYỄN NGỌC TƯ

Giá có thời gian cà kê cùng nhóm mi ni nào đó bên ly café, chắc sẽ thú vị hơn về nhiều chủ đề. Đành độc thoại qua blog về một sự day dứt, ám ảnh : giọng văn Nguyễn Ngọc Tư!

Có thể nói văn phong Nguyễn Ngọc Tư như một hiện tượng trên văn đàn Việt Nam ở “thì” hiện tại.

Không phải vì sinh sau đẻ muộn, khi cuộc chiến đã im tiếng súng mà tác giả trẻ này không khai thác đề tài chiến tranh! Mà cô muốn dùng ngòi bút của mình khai thác thế giới nội tâm con người trong cuộc tranh đấu vật vã của số phận trước thử thách của cuộc sống nghiệt ngã đầy biến động.

Cũng không phải cô dùng cái giọng ca ngợi cuộc sống mới tươi đẹp khi Đất nước hoà bình một cách phẳng lặng, đơn chiều như vẫn thường thấy ! Mà mỗi tình tiết sự việc của cô cứ lách vào những ngõ ngách tận cùng trong cái cuộc sống của thời mở cửa – “gió lành tràn vào, cả gió độc cũng ùa theo”. Khi mà chủ thể con người chưa tương thích với những thiết kế thượng tầng vô hình.

11 thg 12, 2013

Duyên muộn *

Không phải đến tập thơ thứ ba ( Nhặt ) - của  Vũ Tuấn Anh, người con vùng Kinh Bắc, ta mới thấy cái duyên trong thơ của anh. Nhưng có lẽ Duyên muộn ở tập thơ này mới cho người đọc cái cớ để nói về cái duyên ấy.

Là người con của quê hương một làn nắng cũng mang điệu dân ca, VTA như thấm chất quan họ từ cách nhìn, cách thể hiện cảm xúc trước cuộc sống, con người, vạn vật…
Hình như với anh, nói bằng thơ dễ hơn nói bằng văn xuôi. Những thành ngữ, ca dao..những làn điệu dân ca cứ mượt mà trong ngôn ngữ của tập thơ. Nó có cái nôm na, chân chất chân quê mà cũng thâm trầm, sâu lắng của liền anh, liền chị đối đáp giao duyên.

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang