29 thg 9, 2008

Về một câu thành ngữ

Trước nay nghe câu thành ngữ:"Nước đến chân mới nhảy" thấy vừa quen tai vừa hợp lí,theo từ điển của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia thì câu ấy có nghĩa là:không chịu lo xa,kịp thời chủ động lo liệu,giải quyết công việc mà luôn chờ đợi đến sát nút mới ứng phó một cách thụ động vội vàng. Giờ bỗng dưng nghe câu ấy từ rất nhiều người ở địa phương này nói là"Nước đến trôn mới nhảy", lúc đầu nghe nói tưởng nghe nhầm, hỏi lại,vẫn được khẳng định là"trôn " chứ không phải "chân",thì... hỡi ôi!.Sao lại tam sao thất bản thế nhỉ?Làm gì có chuyện dị bản ở đây!Người ta khăng khăng lí luận rằng: Nước đến chân thì đáng gì mà phải nhảy,phải dâng đến "trôn" kìa.Không hiểu lúc ấy họ nhảy bằng gì nhỉ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang