Dương Thụy là một tác giả trẻ, có điều kiện học tập và làm việc tại
châu Âu khá lâu. Vốn hiểu biết về người bản địa ở nhiều vùng miền trên châu lục
này đã cho tác giả có những trang viết đầy tự tin. Đó là điểm mạnh của tác giả,
xong với một sáng tác bằng tiếng Việt, chính ảnh hưởng quá mức phong cách
Tây làm tác phẩm khiến người đọc đôi lúc bị “sốc”. Nói điều này không chỉ
với “Nhắm mắt thấy Paris ”, nhưng dựa vào tác phẩm này lại càng khẳng định
phong cách Tây hóa của cây viết trẻ quá bạo liệt.
Tiểu
thuyết không dày lắm –khoảng gần 300trang của khổ sách 13x20cm. Truyện viết về
những con người trong tập đoàn mỹ phẩm L’Aurore. Họ sống và làm việc chủ yếu ở
Paris ,và một số công ty con ở Việt Nam , Singapore , Hong kong , Malaysia …
Truyện không
nhiều nhân vật, nên hầu như nhân vật nào cũng được khắc họa tương đối rõ nét,
có tính cách, sở trường sở đoản rất dễ nhận ra. Nhưng để xây dựng từng nhân
vật, tác giả đôi lúc quá chạy theo vụ việc mà để cho nhân vật thay đổi hoặc
phát triển chưa thật hợp lí đôi lúc tới mức phản cảm. Quỳnh Mai, một
cô gái con nhà có giáo dục từ gốc rễ, học hành tử tế, thông minh, nhạy cảm tự
trọng chỉ vài lần tiếp xúc với anh chàng người Pháp Louis (mà cô
đánh giá là dân tỉnh lẻ) đã bỡn cợt thái quá, vờn “con búp bê trai” không biết
gọi là yêu hay chỉ là chứng tỏ mình được yêu, để rồi lại dễ dàng để đối thủ
Tuyết Hường,vốn lắm mưu nhiều kế giăng bẫy hớt tay trên. Nhân vật Quỳnh Mai lẽ
ra sẽ tạo được ấn tượng đẹp về phụ nữ Việt Nam năng động, làm việc hiệu quả,
thích ứng với hoàn cảnh và môi trường …Nhưng với sự thể hiện vừa đề phòng vừa
dễ dãi ,Quỳnh Mai lại trở nên vớ vẩn trong quan niệm tình yêu và ứng xử ngờ
nghệch với người gây sóng gió cho mình. Tính nhân văn không được đặt đúng chỗ
khiến người đọc có cảm giác gượng ép, khiên cưỡng.
Louis
là một chàng trai xuất thân từ tầng lớp thượng lưu Pháp, có vẻ ngoài bắt mắt,
nhìn như một đứa trẻ bầu bĩnh trong sáng, không tự khoe gốc gác quý tộc của
mình. Louis am hiểu và nhìn nhận con người khá tinh nhạy. Chỉ vì mất cảnh giác,
tự tin quá mức vào tài “săn mồi” của mình mà chàng đã bất ngờ trở thành con mồi
bị sập bẫy tình của kẻ hạ cấp .trơ trẽn, xấu xa Tuyết Hường. Mất việc, mất
người yêu, chán đời…Chối từ gặp Quỳnh Mai theo lời thỉnh cầu của mẹ Louis, xong
lại bất ngờ gặp người yêu trong hoàn cảnh chẳng có gì phù hợp với một cuộc tình
bị phá hỏng ngoài ý muốn. Không đau đớn, xót xa, tiếc nuối khi mà trước đó
chàng ta ẩn mình tại căn nhà gỗ giữa rừng già muốn chết đi cho xong. Những cảnh
huống thiếu sự chặt chẽ nhất quán.
Đọc
truyện của Dương Thụy, có cảm nhận con gái Việt Nam rất từng trải trong tình
trường, thay người yêu rất dễ dàng. Tuyết Hường trong truyện này cũng như nhân
vật nữ của truyện “Oxford thương yêu” quan hệ với trai Tây rất
chóng vánh, nói đến tình dục không một chút e dè ngượng ngập, mà đá bồ cũng rất
lạnh lùng.
Có
phải quá hiện đại, quá Tây học mà họ chẳng còn một chút hương đồng
gió nội ? Hay tác giả bình thường hóa quan niệm sống của giới trẻ trong thời @
là như thế?
Trong
truyện có những trang miêu tả cảnh Sài Gòn, Paris …về đêm, quán xá, đường phố,
hàng hóa, sinh hoạt rất sống động.
Những
đoạn chuyển ý sáng tạo, đó là những Email của từng cặp nhân vật gửi cho nhau,
vì thế cách kể trở nên tự nhiên hơn, cập nhật với đời sống thật hơn.
Không
biết vì tác giả dùng tiếng nước ngoài nhiều quen miệng hay sao mà trong tác
phẩm viết bằng tiếng Việt thấy nhan nhản từ nước ngoài kể cả những từ tiếng
Việt có (chương 6: good girl và bad boy). Những lời đối thoại có những chỗ cộc
lốc, thô thiển tưởng như văn dịch không chuẩn vậy.
Nói chung, sau khi đọc xong cuốn
tiểu thuyết này nhận thấy con người lắm mưu nhiều kế quỷ quyệt, tình yêu là một
sự đổi trác, quan hệ giữa con người với con người thật lạnh lùng. Văn phong
tiếng Việt bị lạm dụng, bị biến tướng thành món mì ăn liền
“Tiếng
Việt còn là dân tộc còn” !
Đọc truyện viết bằng tiếng Việt
hẳn hoi mà sao buồn thế không biết!
HHP
Trả lờiXóa23:47 13 thg 8 2012
HHP đọc lại hai lần tác phẩm này,có một chút tò mò ,cũng cố nhắm mắt...nhưng chẳng thấy gì ghê gớm.Lật lại xem ,thấy nó được tái bản những 6 lần ,cũng khớ đây chứ.HL nhận xét khá tinh tế về tác giả tác phẩm và nhân vật.
-Tác phẩm đánh vào thị hiếu lớp trẻ mong muốn du học,kiếm tìm công việc trong các tập đoàn nước ngoài.
- Gần với lối viết của các cây bút Việt kiều:Tây một chút,ngôn ngữ láo nháo,tình cảm cớm nắng...
Những điều cảm thấy khó nhận:
- Phải áo hiệu ,kiểu cách như nhân viên của các tập đoàn này mới thượng lưu ,còn là bỏ ,được nhìn "nửa con mắT".Tôi gặp nhiều doanh nhân thành đạt cũng ăn mặc không quá chú trọng vậy đâu,cứ nhìn Stever Jobs...mà tự tin bạn ạ.
- Cô Mai này có lẽ hơi kỳ quặc chứ một cô gái có giáo dục ít ai hành động vậy:đùa giỡn táo tợn với trai nước ngoài khi mới gặp/yêu mà dửng dưng vậy và từ bỏ không day dứt gì khi trao đời cho chàng trai/đối xử không tin được sợ ngờ nghệch khi đưa T.Hường cùng đi công tác rồi về ở cùng/quên ơn nhanh/chẳng thấy gì nổi bật về nghiệp vụ khi qua Pháp ngoài chạy ngoài đương và nói vài câu.(Nước ngoài training là có kế hoạch kỹ lưỡng và mục tiêu rõ ràng không khơi đâu).
-Chàng Louis này lại càng thấy sợ nhu nhược của một thanh niên Tây con nhà quý tộc.Tai nạn của anh ta không đáng để tập đoàn xử vậy,đọc cứ tưởng chuyện ta thời chiến tranh nói về quan hệ nam nữ.Chuyện kể về anh ta ẩn dật ở Ba lan lại là tưởng tượng buồn cười của tác giả này ,đến ông già còn nhổm dậy nữa là.
Truyện viết càng về cuối càng đuối,ghán ghép khiên cưỡng.
Nhưng nhìn chung truyện vẫn cho người ta ấn tượng lạ,cách viết có sáng tạo ,tự nhiên và học được vài điều về thói ghanh ghét ,cạm bẫy văn phòng.
Hiển thị tất cả trả lời 3
hongloan
07:10 14 thg 8 2012
Bạo quá phải không P? Nhưng đến "Cung đường vàng nắng" Dương Thuỵ có vẻ chững hơn, đằm thắm hơn!P cóp truyện gì hay giới thiệu cho HL đi!
HHP
20:59 14 thg 8 2012
HHP đọc nhảy cóc lắm,một lúc 2-3 quyển :
-Nguyễn Thị Bình:kể lại thời hoạt động phong phú,thấy cách phát hiện và dùng người trước đây tốt hơn bây giờ nhiều .Nhưng chỉ lược thuật (liệt kê sư kiện) không thấy những điều đáng suy gẫm hoặc hậu trường ngoại giao:chán!
-Truyện Trang Hạ :về đàn bà 30 và đàn ông không dám...
Cây bút có cá tính,đáng nể.
-Rừng Na Uy:mong manh số phận con người và nhân bản,sex không tầm thường.
-Sách kinh doanh quản lý :linh tinh.
hongloan
02:14 15 thg 8 2012
HL sẽ tìm đọc.Ccảm ơn P!chúc nagỳ mới vui vẻ!
dodongart
Trả lờiXóa05:28 23 thg 7 2011
Xin hãy vui lên vì tuyệt đại đa số trí thức Việt Nam đều biết tôn trọng tiếng Việt !
Trả lời nhận xét này
hongloan
03:51 28 thg 7 2011
Đúng là phong lan! điều kiện nào cũng nở hoa! Vâng, nhà em đang vui bác ạ, cảm ơn bác đã tặng phong lan!
NamCua
Trả lờiXóa15:27 14 thg 7 2011
Hi, thấy hai chị em bình luận sách mà chị "ghen" quá, chuyến này về phải tìm đọc mấy cuốn này xem sao. Thoáng qua, theo lời comment của em thì chị nghe chừng như cô nhà văn này sống ở nước ngoài / Tư bản /, những con người xung quanh cô ta chẳng giống gì những người Việt nam lam lũ, chân chất và chịu kham chịu khổ giống như ở các nước XHCN cũ.
Trả lời nhận xét này
hongloan
22:04 14 thg 7 2011
Rất trân trọng những cây viết trẻ, nhưng cảm thấy bất ổn vì lối tư duy quá phá cách mà lẽ ra những tâm hồn văn chương thường không đoạn tuyệt với gốc gác mà luôn biết sáng tạo kết hợp với sự kế thừa! Cuối tuần vui nhiều chị nhé!
Misa
Trả lờiXóa12:48 14 thg 7 2011
Em chưa đọc cuốn "Nhắm mắt thấy Paris" nhưng có đọc "Oxford thương yêu" cùng một số truyện ngắn khác của Dương Thuỵ, thấy cô này viết hầu hết chỉ 1 đề tài là con gái Việt Nam du học ở trời Tây, nói chung nhiều chuyện đọc cũng được, cũng là lạ, vui vui nhưng cũng chỉ đọc để giải trí thôi chứ ko lắng đọng, vì nó "lạnh lẽo" quá, các nhân vật "lãng mạn một cách...thực dụng", đọc thấy kiểu như khoai tây ngâm nước gạo ấy thôi ^^
Trả lời nhận xét này
hongloan
22:10 14 thg 7 2011
Đọc Dương Thụy thấy sức sống ngồn ngộn nhưng dường như hoang phí vô tội vạ. Giá như sự tiết chế của kẻ du học trời Tây biết phân bổ đúng cách thì có lẽ tác phẩm sẽ mở lối cho phong cách sáng tác của một trào lưu mới có dấu ấn hơn. Với vốn liếng ấy, với tâm hồn khác kia, cảm xúc sâu lắng hơn, sống chậm đi có lẽ sẽ làm nên chuyện!