Khó ai có thể đếm hết những đôi giày, đôi dép đã cùng
bước chân mình suốt những chặng đường đời đã qua. Làm cái việc vô bổ này chắc
bị cho là rỗi hơi!
Ấy vậy mà đôi khi tôi vẫn nhớ “người bạn đường” thuỷ
chung của mình.
Có lẽ mình thuộc loại âm lịch chăng?
Nghe kể lại thì năm tôi gần một tuổi, chưa biết đi,
nên chân chưa mang được loại giày dép gì. Má tôi đan cho đôi bít tất len, có đế
hơi dày để thỉnh thoảng “tênh tênh” tập đứng cho tôi. Đôi “tất giày” đó chứng
kiến thảm hoạ đầu tiên khi tôi chưa kịp cất bước đầu tiên. Chị Cả tôi kể lại,
lúc đó trời miền Bắc đang độ rét tháng ba, chị bế tôi ngồi trước lò than cùng
chị bạn hàng xóm sưởi ấm. Rồi họ mải tán gẫu với nhau, không để ý tới đôi chân
cứ đạp lung tung của tôi đã đá vào nồi canh đang sôi trên bếp. Thấy tôi khóc ré
lên vì nồi cánh úp lên bàn chân, chị tôi vội cởi bít tất tưởng là cho tôi bớt
nóng, không ngờ làm tuột mảng da bàn chân. Vết sẹo đó sau này bao nhiêu lần tôi
hỏi và được kế lại thuộc làu như một câu chuyện cổ tích riêng của đời tôi vậy.
Đó có thể xem là đôi giày đầu tiên của hành trình cất bước của tôi!
Vào những năm tôi vài ba tuổi…, tôi không nhớ mình đã đi
loại giày dép gì. Chỉ nhớ đôi guốc đầu tiên mà tôi chính thức đặt chân lên là
khi tôi đi học lớp mẫu giáo. Đôi guốc đó với tôi là một giấc mơ! Nó đẹp đến nỗi
bây giờ tôi vẫn còn cảm giác thích thú. Guốc làm bằng gỗ, sơn màu hồng, có vẽ
hoa hoè hoa sói gì đó, quai bằng nilon trong. Những chiếc đinh đóng quai guốc
đều có mũ rất đẹp mắt, giữ cho quai lâu bị đứt. Mỗi khi tôi bước đi, guốc khuơ
cộp cộp xuống nền gạch, tôi thấy mình oai chẳng khác gì Dế mèn vỗ đôi cánh hủn hoẳn
của mình trước khi gáy!
Rồi thời gian trôi đi cùng mưa nắng, guốc bị mục, đinh
mũ cũng chẳng giữ được quai, tôi buồn lắm.Tôi tự đóng lại guốc của mình rất
nhiều lần (trước khi được má mua cho đôi khác) bằng cách cầm guốc gõ xuống đất
cho nó bấu víu trở lại. Sau đó thì các đôi guốc dép khác tôi không nhớ rõ là nó
đã gắn với mình như thế nào trong quãng thời gian từ đó cho đến hết lớp Vỡ
lòng.
Đến khi tôi vào cấp 1, tôi nhớ đến đôi dép cao su đầy
rắc rối của tôi. Hồi ấy giặc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Hầu
hết trẻ con đi sơ tán về miền quê, tránh xa những trọng điểm dội bom của Mỹ như
: khu công nghiệp, nhà máy, bến xe, bệnh viện, trường học…những khu đông dân.
Trước đó tôi nghĩ chỉ có các chú bộ đội mới đi dép cao su khi hành quân. Ấy thế
mà dép cao su, cắt từ những chiếc lốp ô tô không còn sử dụng được cũng giúp
chúng tôi nhanh chân hơn ra hầm trú ẩn, đi học trường làng xa mấy cây số trên
con đường đất, nắng thì bụi, mưa thì bùn. Và cái chính là nó hợp túi tiền eo
hẹp của các bậc phụ huynh lúc bấy giờ.
Mỗi đứa đi dép cao su đều thủ một chiếc rút dép. Rút
dép được làm bằng thanh lá thép (mà thường bằng sắt )mỏng uốn gập lại, khi nào
dép tuột quai thì luồn từ đế dép lên rút quai lại, để tiếp tục đi. Trẻ con hồi
ấy chẳng còn cách nào khác là phải tự lực cánh sinh tất tần tật.
Có những đôi dép cao su quá mòn vì được chế từ những
chiếc lốp đã trơ sợi vải bố nên rất hay tuột quai. Nỗi khổ của những đứa đi dép
tuột quai thì chỉ có thể chia sẻ cùng nhau chứ diễn tả đến mấy, người ngoài
cuộc cũng khó hình dung. Tôi rất sợ những hôm trời mưa, đường quê lầy lội, bùn
đặc sệt rất trơn, ngã một phát là rắc rối to nếu không đúng ngày giặt của trại
trẻ chúng tôi. Bùn dẻo đến nỗi dính chặt dép cao su, cứ cố nhấc chân là bung
hết quai. Rồi quai cứ cụt dần dần, chiếc rút dép cũng rỉ gãy theo thời gian.
Dép cao su quai ngắn lại, đi rất chật, nên hay tuột, mà tuột là không có gì để
rút. Rất nhiều đứa chúng tôi đã lấy vỏ ngoài của thân cây mía để rút dép, mà vỏ
cây mía yếu ợt, có lúc phải lấy răng mà cắn vào vỏ mía để rút quai lên. Đến cái
loại dép tưởng bền nhất thời ấy mà cũng mòn, cũng hết hạn sử dụng thì thử hỏi chân
mình đã qua bao chặng gian nan?
Có một loại dép mà cho đến giờ tôi vẫn không hiểu sao
mình có thể dùng được. Đó là dép chuối. Dép của tôi đứt không thể nào cứu vãn
nổi đã mấy hôm rồi mà vẫn chưa tới ngày ba má tôi lên thăm. Tôi rất sợ đi chân
đất dẫm phải giun (và tất cả những con vật trơn trơn cùng họ giun tôi đều nổi
gai ốc đầy mình). Dép tôi tự tạo làm bằng bẹ thận cây chuối, quai làm bằng dây
lá chuối khô, tôi chỉ có thể dùng một lần trong ngày là để rửa chân buổi tối trước
khi đi ngủ. Cả ngày tôi phải đi dép tuột quai liên tục, đế cùn xơ sợi gai, cũng
chỉ để đối phó với việc “giữ gìn vệ sinh cá nhân”, cáu hết cả mình!
Chiến tranh để lại trong tôi nhiều vết hằn, dép cao su
mòn tuột quai - tuy không gây thương tổn – nhưng nó làm tôi “lên bờ xuống
ruộng” cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng trên một chặng đường đời khốn khổ của
tuổi thơ tôi!
Cuộc đời đã đi qua bao nhiêu nơi, làm cũ mòn bao nhiêu
đôi giày tôi không còn nhớ, không đếm hết. Chỉ biết đến giờ này tôi thường tiện
chân trên những đôi “giày lười” bằng da mềm, không phải thắt dây, không gây trầy
xước, phù hợp trên mọi địa hình.
Tôi nghĩ khi người ta muốn chinh phục đỉnh cao thì
trước hết cần biết cách bám mặt đất thật chắc. Và đó cũng là lí do tôi luôn
chăm sóc đôi chân mình bằng những đôi giày an toàn để khỏi vịn vào người khác
trên từng chặng đường tôi đã đi qua, đang đi và sẽ đi !
Sỏi đá chưa quên chân người
Em tem vàng
Trả lờiXóaLâu lắm mới dành được tem em nhỉ! :)
XóaChị ơi, những kỷ niệm của chị kể đều rất đáng nhớ. Em thích đoạn chị kể về tôi giày má đan... kỷ niệm ấy mãi mãi không thể quên ngoài việc nó để lại vết sẹo trên chân phải không chị? Chuyện về dép cao su thì em hiểu lắm... Thời của em cũng phải đi những đôi dép như thế đấy. Em nhớ đến cái rút quai bằng cật tre. Phải khéo tay thì mới làm đẹp và chuốt cho nó bóng và trơn được.
Trả lờiXóaCâu chuyện về những đôi giày đọc rất thú chị ạ.:)
Những kỉ niệm xưa không bị thời gian gột mất.
XóaNhớ và gõ để lưu. Cảm ơn em đã chia sẻ!
Từ đôi giày mà liên tưởng đến cuộc đời, đến những chặng đường đã đi qua...
Trả lờiXóaĐọc bài viết như có bóng dáng mình trong đó vậy!
Em viết thật hay!
Những ngày cuối tuần sum vầy vui vẻ nhé! Chúc các chíp thật ngoan.
So với thời thanh niên xung phong của các chị, những khổ sở của tụi em chẳng thấm vào đâu phải không chị?
XóaChúc chị những năm thành hoà bình luôn an vui, thanh thản!
Tặng chị gái 2 đôi dép cao su luôn
Trả lờiXóaĐể chị gái sánh đôi với ai đó, sau này ko đi nữa thì cất làm kỷ niệm cho 2 bé Chíp Chíp chị gái nha ! Chị gái viết hay thía ko làm nhà văn uổng thiệt
Tuần mới an lành, thảnh thơi chị gái nha ! (~_~)
[img]http://a9.vietbao.vn/images/vn975/oto-xe-may/75243599-dep_cao_su.jpg[/img]
Đây là dép cao su thế hệ mới rồi, ngày xưa mà có thì đâu cần cái "rút dép" bàng vỏ mía đâu em!
XóaChị viết như người mộng du ấy mà.
Nhận quà tặng của em để dành đi trong những ngày mưa bão miền Trung. Cảm ơn em!
Đôi dép cao su là sáng kiến có giá trị phổ biến tiết kiệm thời chiến tranh gian khó của VN.Trẻ con mà trải nghiệm vật lộn với bùn cùng chiếc dép cùn râu thật đáng nhớ.Chăc con gái cẩn thận sợ đi chân đất,chứ con trai là cặp dép vào nách ,lội phứa đi rồi! He he...
Trả lờiXóaSợ một mai những kỉ niệm này rơi vào quên lãng, nên gõ ra đây để nhớ. Cái thời kinh hoàng đó đi qua sao nhẹ tênh, nghĩ lại thấy thế hệ mình vĩ đại anh P nhỉ. Con trai thời đó ngạo nghễ phải biết! Con gái khi mô cũng rứa mà :)
XóaAnh ghé về thăm em va các bạn. Thấy vui, vì không khí vẫn đầm ấm như xưa. :-)
Trả lờiXóaAnh vẫn chưa quên lối về xóm cũ. Cảnh vẫn thế người đã thưa vắng nhiều rồi chứ anh.
XóaĐọc những dòng kỷ niệm của HL về những đôi dép làm mình cũng nhớ lại , tất cả cũng đi qua như thế. Mình nhớ khi còn bé khoàng 6-7 tlaf khi mẹ mình còn sống, cứ tết đến lại được lên hàng Ngang hàng Đào mua dép nhung, mình toàn chọ màu đỏ...Rồi thời thiếu niên đi guốc, mình đã tự lên chợ hôm mua guốc, mình hay chọ màu nhẹ nhàng,kiểu guốc gót đục cao3-5cm.Thời chiến tranh đi sơ tán cũng dép cao su, bố mình lái xe nên đã làm cho các con những đôi dép vô cùng chắc chắn.Bây giờ già lại phải đi giầy lười mếm cho an toàn, đôi lúc phải đi chân trần cho chắc ăn , thế mà vẫn không tránh khỏi chênh chao đấy HL ạ.
Trả lờiXóaVâng đôi khi sự chênh chao không phải do đất lệch,giày cao...Mà còn vì nội tâm gặp phải sóng ngầm phải không chị? ;)
XóaChí phải!
Trả lờiXóaThật thú vị với những kỷ niệm nhẩn nha mà cũng đầy triết lý về những đôi giày, đôi dép của một thời đã qua. Thời đó em nhỏ quá nên chưa hề xỏ chân vào những đôi dép cao su cắt từ lốp xe như chị, chỉ nghe kể lại thôi. Nhưng những câu chuyện của người thân kể về những đôi dép của họ luôn làm em xúc động.
Trả lờiXóaỜ, mà chị đã đi giày lười, bám đất leo lên đến tận Yên Tử với cái đầu gối phải cần Glucosamin mỗi ngày, kể cũng giỏi đấy chớ! :D
(Em bị out, giờ vẫn chưa vào nhà mình được)
Quá khứ luôn thường trực khi mà hiện tại lại cứ muốn lãng quên. Lạ quá em ạ.
XóaĐôi khi mình tưởng mình giỏi, hoá ra xung quanh mình nhiều người còn giỏi hơn ấy chứ. Được em khen, chị sẽ cố gắng tìm đỉnh nào cao hơn nữa để thử sức mới được.hiii
Nhà em đã mở cửa nhưng khách không vào được?
Suốt 2 tuần lễ em bị out, ko đăng nhập được. Giờ vào được rồi, nhưng lại đúng cơn chán, chẳng muốn mở cửa nữa chị ạ! :((
XóaỪ, thôi cứ nguôi ngoai đi rồi lại vui với ...tấn trò đời!
XóaPhải luyện Kungfu sao cho bình thản trước mọi sự bất bình thường mới bình thường được em ạ. Dẫu biết rằng cái tâm không để yên cho mình làm ngơ !
Còn ối chuyện phải trăn trở mà em! :8)
Đi giày lười nên đôi chân chị í cảm thấy rất thật và đầy sức mạnh đó chị OM, nên lên đến tận Yên Tử và cái đầu gối phải ... giơ tay hàng thôi !:)
XóaEm cũng đang cơn chán mớ nên sang chơi thăm chị tí thôi:!
Thanh Bình CZ, đời còn nhiều cái chán hơn em ạ. Trên sân chơi, cảm thấy thích thì chơi, không thì "chia tay hoàng hôn", đừng bận tâm. Để lòng nhẹ nhõm.
XóaBạn bè đúng nghĩa cứ lần lượt "chán" "vườn địa đàng", buồn em ạ!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaEm hiểu chứ chị! Đời rất nhiều cái chán nhưng đời gắn với cơm áo gạo tiền ( những thứ rất Thực) nhưng blog là một sân chơi , hay nói như chị OM là " vườn địa đàng" nơi cho người ta sự thăng hoa tâm hồn, nơi không phải hơn-thua, được-mất ....vv
XóaNhưng cuối cùng nhìn thẳng vào sự thật thì thế naò? Dù nói ra hay không nói ra mỗi người đều có một cảm nhận riêng và có thể..." không mấy thú vị"
Chị nói đúng " bạn bè đúng nghĩa cứ lần lượt " chán" " vườn địa đàng" " và em sẽ không bận tâm với những gì em chán nữa. Toàn vẹn cá tính và đối diện thật với tình cảm của chính mình, đó là lựa chọn của em và chính thức " chia tay hoàng hôn" với một số thứ ....
sang thăm chị, chúc chị chiều vui nhé.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn!
XóaChúc những người còn lại của blogsot sẽ vẫn tiếp tục cuộc chơi đến cùng :)
Chị thích nhất đoạn kết, rất chí lý," Tôi nghĩ khi người ta muốn chinh phục đỉnh cao thì trước hết cần biết cách bám mặt đất thật chắc. Và đó cũng là lí do tôi luôn chăm sóc đôi chân mình bằng những đôi giày an toàn để khỏi vịn vào người khác trên từng chặng đường tôi đã đi qua, đang đi và sẽ đi !"
Trả lờiXóaCảm ơn chị, em cứ nghĩ sao viết vậy thôi chị ơi.
XóaSang chị thấy một chuyến đi dài rộng của chị mà "xèm"! hiiii:)
Em qua nhà chị từ hôm qua tới giờ còm mấy lần chả được. Lần này nữa xem thế nào... :):):)
Trả lờiXóaUi, may quá! Nó hiện lên rồi! Hihi... Làm sao để hâm nóng vài thứ đã nguội hả chị?
XóaChị nghĩ là những gì "ngon"thì được bảo quản đúng cách, còn "nguội "thì vứt, hâm lại làm gì. Mình không dùng thì người khác cũng tránh mà em!
XóaMà em đang không nói tới những gì liên quan đến ẻn này đấy chứ? Bởi với chị, chỉ mời bạn bè cây nhà lá vườn thuần tuý! hi hi.
Dạ, chuyện hâm nóng là em đang suy nghĩ về chuyện khác đấy chị ạ. Em nghe chị, vứt quách, không hâm. Hihi... Em quay lại đọc lần nữa đôi giày... Em thích câu này lắm chị ơi: Tôi nghĩ khi người ta muốn chinh phục đỉnh cao thì trước hết cần biết cách bám mặt đất thật chắc. Và đó cũng là lí do tôi luôn chăm sóc đôi chân mình bằng những đôi giày an toàn để khỏi vịn vào người khác trên từng chặng đường tôi đã đi qua, đang đi và sẽ đi !"
XóaTự nhiên lão nghĩ đến đôi guốc màu hồng , có cái quai màu trong .
Trả lờiXóaLão là dân quê , 7 đời là nhà nông làm ruộng. Thân quan những chiếc dép lốp . Chỉ biết đến đôi guốc mộc của ông già trong xóm .
Năm ấy chừng hai mươi mốt tuổi, lão và thằng bạn ngồi nghỉ do mệt bên vệ đường của một phố ở Ha nội. Cạnh đó có quầy bán dép guốc. Một cô nàng tuổi 16 - 17 bước vào mua. Cô ấy thử xỏ chân vào đôi guốc màu hồng , quai trong, trả tiền và đi ra. Lão nhìn theo thật ấn tượng vì nó tuyệt đẹp.Hình ảnh đôi bàn chân trắng , đôi guốc màu hồng thật là khó quên...
Lão ngắm đứa con gái 16 - 17 tuổi đi guốc làm tui chạnh nghĩ ước gì mình lùn đi để vào tầm ngắm của những giai tân thay vì cứ lêu khêu trên đôi dép xẹp vì chân không ngắn!
XóaLão nhớ từng vết bớt trên mang tai kẻ chung bàn, thì chắc còn nhiều đặc điểm của bọn cùng lớp bị lão lưu vào bộ nhớ lắm nhể? Hi vọng lão tiếp tục cuộc chơi sau một thời gian dài lặn không tăm cá.
Nhớ hồi đi học, giày mình đã cũ, sáng dậy sớm lén ... mượn đôi giày mới của chị, mangn hơi rộng mà vẫn thích! hì hì, giờ nhớ lại còn buồn cười!
Trả lờiXóaKhông vì thiếu thốn mà mất đi sự hồn nhiên chị nhỉ. Nhiều kỉ niệm, nhắc lại vẫn thấy vui dễ sợ luôn!
Xóa