13 thg 11, 2011

Có cần thiết sửa lại truyện "Tấm cám"?


Việc sửa lại kết cục truyện Tấm Cám đang gây nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội. Mặc dù việc chỉnh sửa thể hiện tính nhân đạo nhưng rốt cục lại làm méo mó thời đại và tinh thần sản sinh ra câu chuyện cổ tích này.
Tranh minh họa - Ảnh: Internet
Kết cục Tấm Cám tại sao bi thảm?
Đối với học sinh việc Tấm chặt Cám thành “tám khúc”, làm “mắm” và gửi mẹ ghẻ ăn như một món quà (tôi nhấn mạnh) đã làm đỗ vỡ hình tượng “cô Tấm ở hiền” trong lòng các em.
Nhưng chúng ta phải đặt ra một dấu hỏi lớn: tại sao cha ông ta lại tạo ra những tình tiết rùng rợn như vậy? Chẳng lẽ lúc trước cha ông ta lại không kể cho con cháu kết cục câu chuyện đến mức bi thảm này?
Điều này khiến tôi nhớ đến tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của nhà văn Nga M. Solokhov. Tác phẩm đồ sộ với những tình tiết rùng rợn không thể hiểu được đã đưa nhà văn Xô viết vào danh sách giải Nobel văn chương danh giá thế giới.
Vậy đoạn kết Tấm Cám có rùng rợn bằng Sông Đông êm đềm không? Tôi tin rằng cha ông ta khi sáng tạo những tình tiết rùng rợn này chắc hẵn đã ngẫm nghĩ rất nhiều. Và sự ngẫm nghĩ có lẽ nhiều hơn cả nhà văn M. Solokhov. Bởi cha ông ta - thật tuyệt vời - muốn nói cho hậu thế thông qua truyện Tấm Cám một sự thật về xã hội Việt Nam đương thời.
Đó là xã hội của nền quân chủ chuyên chế với hình tượng vua, hoàng hậu, quân lính. Rồi nền kinh tế tiểu nông gắn liền với các hình tượng tấm, cám, cá bống, con gà, trâu, yếm đỏ, khung cửi. Và kể cả tín ngưỡng với ông Bụt (Buddha) -  đại diện cho nền Phật giáo tiểu thừa mà người Việt Nam du nhập sớm hơn cả Trung Hoa đại lục.
Nếu phân tích cặn kẽ thì chúng ta thấy hành động trả thù của Tám là kết quả của hàng loạt tình tiết đau đớn mà Tấm phải hứng chịu liền trước và kể cả sự chi phối bởi dòng suy nghĩ xã hội đương thời.
Chẳng hạn truyện nhấn mạnh Tấm bị Cám và mẹ ghẻ giết đến bốn lần. Đầu tiên Tấm bị Cám và mẹ ghẻ chặt cây cau cho ngã xuống chết. Khi hóa thành vàng anh thì bị Cám bắt cho mèo ăn. Khi hóa thành cây xoan đào thì bị chặt làm khung cửi. Khung cửi lại bị đốt đi khi Cám nghe thấy tiếng Tấm “kẽo cà kẽo kẹt”.
Theo tôn giáo và tín ngưỡng phương Đông, con người khi chết thì sẽ đầu thai chuyển thế. Và nếu chết oan thì lại có thể hóa thành quỷ dữ. Thử hỏi nếu bị hãm hại và giết chết đến bốn lần thì Tấm có còn “hiền lành” nữa không?
Đọc kỹ Tấm Cám một lần nữa chúng ta sẽ nhận ra ngay điều đó. Tấm từ cô gái chăm chỉ, cam chịu, nhường nhịn em, sợ mẹ mắng và chỉ muốn bắt thật nhiều tép để được thưởng… yếm đỏ thì khi hóa thành vàng anh lại thay đổi đến kinh ngạc:
"Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!"
Đọc đến đây thì chúng ta thấy Tấm đã có dấu hiệu không còn “hiền lành” nữa. Vì Tấm đã xưng “tao” thay cho xưng “chị”. Rồi khi thành bị đóng thành khung cửi thì Tấm dọa “khoét mắt” Cám.
[...]
Đừng “mặc váy” cho Tấm Cám
Cái chúng ta cần là sự thật chứ không phải là sự giả dối. Kể cả là sự thật trong “lớp sương mù” hay dưới “tảng băng trôi” của những câu truyện cổ tích, truyền thuyết.
Chẳng hạn “hơi thở” của truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ là cách giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam của cha ông ta. Hay như truyện Thánh Gióng là bản anh hùng ca nêu bật sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trước nạn ngoại xâm phương Bắc.
Người viết tự hỏi nếu sửa Tấm Cám thì liệu chúng ta có được sửa những truyện như trên không? Bởi thiết nghĩ con dân nước Việt ai lại không muốn Đức cha Long Quân và Đức mẹ Âu Cơ không “ly thân”.
Nhưng nguyên tắc là nguyên tắc! Chúng ta không thể viết lại quá khứ cha ông theo lối suy nghĩ chủ quan, duy ý chí và theo hơi hướng hiện đại. Truyện cổ tích Tấm Cám cũng vậy. Đó không là một câu truyện “phiếm” nhằm mục đích giải trí. Bởi khi chưa có sử học thì chính những câu truyện cổ tích và cùng với nó là hệ thống văn học dân gian chính là dấu gạch nối giữa quá khứ và hiện tại.
Và nhờ đó thế hệ đi sau mới tiếp bước và hiểu biết về thế hệ cha ông đi trước như trong bài thơĐất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rồi cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”
Do đó chúng ta không thể sửa lại các câu truyện cổ tích. Lại sai lầm hơn khi việc sửa đổi làm mất đi giá trị đích thực mà các câu truyện cổ tích muốn chuyển tải. Hãy nghĩ thấu đáo theo lối suy ngẫm “Cái gì của Cesar thì hãy trả lại cho Cesar” để trả lại cho giá trị và nguyên bản của truyệnTấm Cám như một mạch máu nuôi nguồn dòng chảy cho văn hóa dân tộc Việt Nam.
(Theo NGUYỄN VĂN TOÀN - Huế)


BÌNH LUẬN CỦA BLOG

  • Chúc Hồng Loan tháng 11 mạnh khoẻ hạnh phúc thành đạt và niềm vui!
    • ĐÔNG HẢI
      Đọc rồi nhưng bài nầy không còm được bạn thông cảm nghe. Chúc bạn chủ nhật HP!
      • hongloan
        Cảm ơn bạn đã thật lòng!
    • Misa
      • Misa
      • 17:37 19 thg 11 2011
      Ôi hôm nay đúng là mệt bở hơi tai mà vui chị ơi!!!!
      • Misa
        • Misa
        • 12:31 19 thg 11 2011
                  Em sang chúc chị Hồng Loan 1 ngày 20/11 thật hoành tráng và vui vẻ đây!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
        • hongloan
          Đang hoành tráng ngất ngây đây..! Bài này cho tất cả chúng ta, dù năm qua đi,tháng qua đi, ca từ vẫn mãi mới.Hay quá Misa nhỉ! Chúc Misa và đức lang quân cũng thật hoành tráng nhá!
      • VTA - NLC
        Đúng là không nên thay đổi kết của chuyện mà cần làm cho học trò hiểu vì sao lại kết như thế theo cách phân tích của entry thì hay hơn, tốt hơn. Nhân dịp 20/11 chúc HL luôn tươi trẻ yêu nghề thành đạt hạnh phúc nhé
        • hongloan
          Cảm ơn Tuấn Anh! Chúc bạn những ngày nghỉ cuối tuần thật vui!
      • Misa
        • Misa
        • 23:34 17 thg 11 2011
        Em cực kì thích ý kiến của anh LonelyMan. Và em mãi mãi yêu truyện Tấm Cám đã được nghe từ thuở ấu thơ.
        • hongloan
          Chúc Misa có một "Ngày nhà giáo Việt Nam" thật vui vẻ!
      • LonelyMan
         
        Thôi, cứ chuẩn bị đón ngày Nhà giáo đã! Hãy để Tấm ngủ yên, em ạ.
        CHÚC EM GẶT HÁI NHIỀU NIỀM VUI TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI! 
        • hongloan
          Cảm ơn anh! Em cũng chúc anh có một "Ngày nhà giáo Việt Nam" thật ý nghĩa! Chúc anh luôn là một người thầy được kính trọng!
      • NamCua
        Chúc HL nhiều niềm vui nhân ngày nhà giáo 20.11. Bên này ngày nhà giáo đồng thời là ngày lễ chữ 24 tháng 5 em ạ. Chị nói thêm quan điểm về chuyện Tấ..
        • hongloan
          Vâng, em chúc chị nhiều niềm vui trong ngày lễ chung của những người làm thầy!
      • hoa_xuongrong21
        trẻ em mà đọc mẩu chuyện này cũng rất là hoang mang vì phàn kết của TC có chút gì đó dã man.
        • hongloan
          Đã có bao nhiêu thế hệ (chẳng lẽ không qua thời "trẻ em" )đọc truyện này vẫn sống nhân hậu,vị tha đấy thôi!
      • LonelyMan
        Cô Tấm từ xưa là thế rồi, sao có thể tân trang và thây tâm đổi tính được.
        Những người nghèo từ xưa đã tạo ra nàng với nhiều cái đẹp, và cả những cái "ác" nhằm thể hiện sự phản kháng của những con người bị vùi dập trước các thế lực ác, âu cũng là chuyện thường tình.
        Không bao giờ viết lại lịch sử!
        Chúc em vui.
        • hongloan
          Em nhất trí với anh không phải chỉ vì đồng quan điểm riêng mà vì quan điểm chung của nhân dân, của thời đại ra đời câu chuyện. Nếu bỏ những chi tiết ấy, chẳng khác gì tước đi vũ khí đấu tranh của những người bị áp bức! Sắp đến 20/11, chúc anh vui với học trò các thế hệ!
      • NamCua
        Ngay từ khi chị còn bé, đọc chuyện "Tấm Cám", chị đã tự hỏi: Tại sao cô Tấm này cũng ác như hai mẹ con Cám? Chị cho là câu chuyện cổ tích này đượ..
        • hongloan
          Tuổi thơ em luôn cảm thấy sự công bằng trong những câu chuyện cổ, mà Tấm Cám là một câu chuyện em thích nhất. Mỗi khi gặp điều gì bất công ,em chỉ ư..
      • Thọ Lộc
        Sửa Tấm Cám rồi nhân thể sửa luôn mấy câu chuyện thần thoại Hi - La cho thế giới biết tay dân quân giải phóng. 
        • hongloan
          Không phải "tay chân quân giải phóng" đâu. Đừng nói oan cho họ. Ai thay họ dẹp thù trong giặc ngoài? Chỉ có ai đó rảnh rỗi, suy diễn chủ quan bắt người khác theo tư duy một chiều của mình mới nảy nọc châm ngòi việc ấy thôi!
      • TÌM HƯƠNG GIỮA ĐỜI
        - Chúc mừng Cô giáo "Hồng Loan" -    NHÂN  NGÀY  NHÀ  GIÁO  VIỆT  NAM  20 / 11 / 2011   Bạn là - Cô giáo tôi say ! Một đời - gieo giống cho ngày mai sau. "Cái bục giảng vốn chẳng cao" Bao người vấp ngã - Bạn đâu hề gì !   Bạn là - Cô giáo tôi si ! Có chuyên môn vững - Dịu hiền - Xinh tươi. BẠN  CHO  - Người được vui cười... BẠN  CHO  - Cái chữ... Cho người cái Tâm ! BẠN  CHO  - Công việc âm thầm... BẠN  CHO  - Những nỗi lặng câm... vì trò !   Đời bạn - Tựa những cánh cò Giúp cho người được tròn vo đời mình ! Đời bạn - Xiêu vẹo... mặc tình "Sinh nghề tử nghiệp"  - Bạn mình... đùa vui (!)    ( Còn nữa --->> )
        • hongloan
          Cảm ơn đồng nghiệp ghé thăm Đem theo lời chúc nửa mừng nửa lo!
      • TÌM HƯƠNG GIỮA ĐỜI
        ( --->> Tiếp theo phần trước ) Vâng - Tôi hiểu lắm... bạn ơi - Để mà vui được... Dễ gì cho đâu !   "Đoạn trường... Ai có qua cầu..." Mới hay... Mới tỏ... Ngõ hầu cảm thông... CHÚC  CHO  - Con Cháu Lạc Hồng Bay cao... Hòa nhập cộng đồng gần xa... CHÚC  CHO  - Giáo dục nước nhà Chóng là quốc sách - Chẳng là... nói suông ! CHÚC  CHO  - "Nhà Ta" luôn luôn Yêu thương - Chia sẻ - Chung xuồng - Chung lo !   CHÚC  CHO  - Nhà nhà ấm no Người người... Tôn quý Thầy Cô - mãi hoài !   Mừng Ngày Nhà Giáo - năm nay Có ta - Có bạn - Có cây - Có rừng ! Nhân Ngày Nhà Giáo - Chúc Mừng Chúc ta - Chúc bạn - Chúc mừng lẫn nhau !   Mong rằng - Ngày này năm sau Còn ta - Còn bạn - Còn màu xanh tươi !       Đôi dòng thơ thẩn... chọc cười Góp thêm náo nhiệt... thêm vui - Đó mà !        
        • Misa
          • Misa
          • 15:57 14 thg 11 2011
              Bài viết thật hay và sắc sảo. Cá nhân em cũng nghĩ đã là truyện cổ tích từ ngàn xưa đến nay ông cha mình viết vậy thì hãy cứ để là như vậy. Chỉ có điều nếu đem dạy trong nhà trường, cô giáo cần đặt ra vấn đề cho học sinh thảo luận, thậm chí tranh luận nhiều chiều, như vậy vừa phát triển tư duy của trẻ, vừa giúp trẻ cố gắng hiểu hơn cách nhìn nhận của cha ông, cũng như so sánh với cách nhìn hiện đại...
          • hongloan
            Mình cũng nhất trí quan điểm giáo dục với Misa. Phải thay đổi phương pháp chứ không nên cứng nhắc phương pháp thụ động lỗi thời mà điều chỉnh văn bản. Cứ cái đà sửa tùy tiện thì rồi cái việc chị Dậu cùng quẫn bán con có ngày sẽ bị lên "mâm" của những lang băm chứ chẳng chơi!
        • HANH GA
          Dù em ko biết nhiều về văn thơ, nhưng em hoàn toàn đồng ý với chị Hồng loan, không nên thay đổi đoạn kết câu chuyện. Em nghĩ rằng nếu đặt vào bối cảnh lịch sử xa xưa, rõ ràng những hình phạt của luật pháp thời cổ cũng rất "man rợ" (theo đánh giá của thời nay), ví dụ như kẻ có tội nặng có thể bị lằng trì, tùng xẻo, bỏ vạc dầu, vv.., thế thì việc cô Tấm nấu mắm cô Cám cũng đâu có gì là lạ. Truyện cổ tích thì hãy để yên cho nó vào cổ tích. Còn việc giáo dục trẻ em cảm nhận đánh giá sự việc thì là việc của thầy cô và phụ huynh chứ nhỉ!
          • hongloan
            Đúng vậy đấy. Cần thay đổi cách giáo dục chứ không phải là thay đổi tác phẩm cho phù hợp với cách giáo dục đã lỗi thời. Một trong những thay đổi tích cực nhất là giúp người học có phương pháp tư duy, nhìn nhận đánh giá một vấn đề một cách độc lập chứ không phải cảm nhận máy móc theo tâm lí đám đông! Cảm ơn tieu_dong_02   đã chia sẻ!
        • hongloan
          Lời bình :  Trước hết, hoàn toàn tán thành quan điểm của tác giả bài viết trên. Bởi tính nhân văn của tác phẩm văn học không phải được cảm nhận bằng cách bóp méo tác phẩm, tách nó ra khỏi bối cảnh xã hội sản sinh ra nó, cho dù đó là văn học truyền miệng, như  kiểu gọt chân cho vừa giày . Hơn nữa tính logic trong hành động của nhân vật Tấm là phù hợp và không thể làm khác đi cho dù người đời có muốn thay đổi. Bản thân tác phẩm khi được đánh giá khách quan đã mang tính giáo dục sâu sắc cho người đời không chỉ một thế hệ!
          • NGỰA MỎI CHÂN RỒI
            Chị chỉ không thích đoạn cuối của truyện Tấm Cám thôi. Một cô gái dịu hiền nết na đến như vậy mà lại làm mắm em gửi về cho mẹ kế. Như vậy thì cuối cùng vàng thau lẫn lộn. Sự trả thù thật man rợ. Tất nhiên, người đời sẽ bao biện rằng: Vì bà dì ghẻ quá ác, nên phải chịu kết cục như thế! Nhưng...
            • hongloan
              Rất vui khi chị đã cùng bàn luận! Theo em, mẹ con Cám từng "chặt", "giết" ,"đốt",...Tấm, khiến Tấm phải hóa thân tới 4 lần để tồn tại, phải dọa "khoét mắt" trước khi "làm mắm" Cám, nhưng Cám vẫn không dừng tay! Sự chịu đựng nào cũng có ngưỡng nhất định. Nếu không trừng trị tận gốc sự độc ác của mẹ con Cám, liệu Tấm có sống yên khi vua rời bỏ Cám để trở về với Tấm?! Vả lại, viết lại đoạn kết một chuyện cổ tích theo tư duy hiện đại theo em là chuyện không tưởng! Bởi nó đi đúng quy luật mà dân gian đã đúc kết -"ác giả ác báo"! Ngày nay người ta chỉ có thể dựa trên văn bản (cái đã có) mà cảm nhận, mà đánh giá!  Còn nếu muốn, các tác giả hãy sáng tạo những câu chuyện cổ theo kiểu An-đec-xen! Rất không nên làm méo mó, uốn ép câu chuyện cổ rồi buộc học sinh phải thừa nhận đó mới là "tính nhân văn" ! Chúc chị tuần mới vui vẻ

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét

          Bạn có thể dùng thẻ sau để:
          - Post hình : [img] link hình [/img]
          - Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

          Lên đầu trang
          Vào giữa trang
          Xuống cuối trang