Những nhạc sĩ vốn chỉ "Bên bờ ao nhà mình" với "Chuồn chuồn ớt" mà cất lời ca"ôi quê tôi..", hay "Ngọn lửa cao nguyên" Siu Black với "đôi mắt Plây Ku biển Hồ đầy...",.. cũng trở thành những bình luận viên có quyền năng nhất định. Và khán giả cũng tham gia bình luận, tất nhiên rồi, đâu phải chỉ nhắm mắt bình chọn cặp (hay nửa cặp) hoàn hảo theo đám đông!
Nói như thế để rộng đường nhận xét ai đó mà không bị cho là chủ quan bởi tính không chuyên của bình luận viên về một khúc biến tấu của nghệ thuật sân khấu này.
Không biết người xem có cảm thấy bữa tiệc nghệ thuật lạc vị khi các diễn viên dọn món chuyển đổi giới tính để tạo cảm giác lạ cho người xem không? Chứ cái cảnh Đàm Vĩnh Hưng mặc mi ni zuýp lả lơi bên Minh Thư vênh râu thật là lố! Chẳng lẽ người xem không nhận ra thái độ bất chấp của họ ư? Chẳng lẽ thị hiếu của số đông cần được đáp ứng kiểu như thế sao?
Rồi nụ hôn cháy của Ngọc Ngoan với Ngọc Anh có cần đến thế không? Nghệ thuật là gì nếu không gợi cho người thưởng thức những cảm xúc thăng hoa, thoát tục mà không phải bằng sự trần tục, thô thiển như thế?
Và cả cái cô siêu người mẫu Hà Anh cặp đôi cùng Trung Dũng với chiếc váy ngắn đến độ không thể cũn cỡn hơn, khiến ống kính vốn rất chai với tất cả các góc quay cũng ngượng ngùng chĩa lên không gian ít lấp ló hơn mà bấm máy. Người bình luận chỉ còn vớt vát bằng câu" hãy để cho đôi chân và tiếng hát cùng cất lên"(chẳng nhẽ chấm đôi chân thay cho tiếng hát!).
V.V và v. v...
Chỉ thương cho giáo sư Cù Trọng Xoay! Xoay đến sân chơi rất hồn nhiên đúng với tính chất đại chúng của cuộc chơi. Đinh Tiến Dũng (từng chế nhạc trong gala cười) đã đóng góp cho khán giả ca khúc rất ý nghĩa về biển đảo (tự sáng tác), để các thành viên ban giám khảo có chỗ khen chê. Cái hay của giọng hát trong sân chơi này đâu chỉ đòi hỏi đúng tông đúng điệu mà cần phải hát bằng trái tim mình. Dũng hát bằng nhạc cảm, giao cảm bằng ánh mắt,bằng nhịp đập của trái tim đấy chứ!Sao thấp điểm hơn những người khác? Nếu tiêu chí của "cặp đôi hoàn hảo" mà chỉ đem chuyên môn nhằm vào một điểm thì có lẽ giám khảo ngồi nhầm ghế chăng?
Dù thế nào thì Cù Trọng Xoay cũng không đánh mất mình trong con mắt khán giả! Hóm hỉnh đa tài mà chân thật hồn nhiên, không vì điểm số mà im lặng trước những phán xét đầy châm chọc của BGK. Sự phản pháo khi cần thiết (coi một vị giám khảo như tượng!) chứng tỏ Xoay đến cuộc thi này mà vẫn đang làm nhiệm vụ "hỏi xoáy đáp xoay" chứ không vì ăn thua!
Có thể dẫn đến kết quả chung: "cặp đôi hoàn hảo" mà không hoàn thiện, hoặc ngược lại! Nhưng trong cảm xúc của người xem, cặp hoàn hảo nhất là cặp cống hiến hết mình cho nghệ thuật bằng những sáng tạo làm rung lên ở người xem những cung bậc cảm xúc tinh tế, thuyết phục nhất để cuộc chơi kết thúc họ vẫn ngất ngây với hình ảnh, lối diễn xuất và vang âm từ trái tim người diễn!
BÌNH LUẬN
Còn những cặp trên truyền hình dù có hoàn hảo đến đâu đi nữa thì xong việc , nó sẽ ... rời nhau ra ý mà .He he
kêu gọi cộng đồng và không phải một chương trình hàn lâm về hát để cân
đong, đo đếm xem hát hay - hát phô, đúng nhạc hay sai nhạc mà chỉ cần
khán giả thích hay không. Giám khảo có người cho điểm cao, người cho
điểm thấp khiến khán giả người thấy bực bội, người thấy hài lòng. Vô
tình, cảm xúc của khán giả hòa vào chương trình. Nhận xét của giám khảo
chỉ là một thành tố cấu trúc nên chương trình đó.
vui. Cái tên “Cặp đôi hoàn hảo” không phải cách dịch sát nghĩa. Tên gốc
bản quốc tế là Just The Two Of Us - đơn giản là “Chỉ riêng đôi ta”, ý
nghĩa đã khác nhiều cái tên “Cặp đôi hoàn hảo”. Từ “hoàn hảo” đưa ra
truyền thông một cách không đầy đủ, tạo ra sức ép vô hình cho giám khảo,
thí sinh và cả người xem. Còn tôi, tôi chẳng bị sức ép nào. Đơn giản,
tôi chỉ nghĩ đây là một cuộc chơi. Đã là một cuộc chơi thì phải làm sao
cho vui, không vui thì chơi làm gì?
Tuy nhiên, nhiều cuộc thi gần đây, đặc biệt là liên quan đến các "chân dài", "nhà nghèo thiếu vải", là anh không xem! Thà chịu tiếng "lạc hậu" còn hơn xem rồi tức anh ách!
Thèm những chương trình giải trí sảng khoái và văn minh!
Chúc em tuần mới nhiều niềm vui.