Sáng sớm nay chợt nghe tiếng rao “ Ai mua xôi nào…xôi nóng hổi vừa thổi vừa ăn đây”, tự nhiên trong kí ức bao tiếng rao xưa vọng về.Hà Nội xưa, ngày mới bắt đầu bằng tiếng rao của những người đàn bà đòn gánh trĩu nặng trên vai “Ai cháo sườn nóng nào”, hay “Ai bánh tẻ chạy khoẻ ra đây”….Cái món cháo sườn ấy ăn đã bao năm rồi,nhưng không thể nào quên,vị đậm đà ngọt ngào của nó. Gạo nấu cháo được xay thành hạt lấm tấm nhưng không phải tấm, mịn nhưng không phải bột, tạo nên món cháo sánh và dẻo thơm, sườn chặt từng hai dẻ bằng đốt tay đều, trông bắt mắt. Bánh tẻ làm bằng gạo tẻ, nhưng là gạo quê có độ dai và thơm mùi gạo mới, về sau ăn bánh gói miền Trung cũng làm bằng gạo tẻ nhưng hương vị không giống với bánh tẻ Hà Nội xưaCứ ngày rằm hay mùng một lại nghe tiếng rao “Ai hoa tươi đây” của các bà không còn ở tuổi hoa nữa. Có lẽ chỉ những người đã đứng tuổi mới hay hướng về cõi Phật, nên họ muốn nhiều người cùng mua hoa cúng Phật!Có một tiếng rao rất khác người của gã bán lơ!”(lơ là loại giấy màu xanh để thả vào nước ngâm áo trắng sau khi giặt xong cho sáng xanh). Gã to béo, tóc húi cua, tay cầm tập giấy lơ trên tay, miệng không ngớt “Lơ tốt, lơ tốt. Hầu như người dân Hà Nội xưa, trong kí ức cũng có hình ảnh gã bán lơ và người ta gọi là lão Lơ Tốt! Có thời tự nhiên gã đau ốm hay thế nào mà vắng bóng, người ta đồn lão là gián điệp của Tàu khựa bị công an bắt nên không đi bán lơ nữa. Và tiếng rao “Lơ tốt, lơ tốt” cũng mất luôn từ đó.Chiều chiều mấy người bán nộm bò khô khuơ kéo lách cách thay tiếng rao, vậy mà thành lệ, bọn trẻ vẫn ngóng chờ để ăn món nộm làm bằng su hào hay đu đủ bóp chua mặn ngọt trộn với thịt bò khô “chạy qua”, cứng như quai guốc, xong lại hít hà vì vị cay cay của nó .Chiều muộn, nhất là những ngày hơi gió rét có tiếng rao bán rươi (rươi sống ở đầm, thâm mềm như sâu có nhiều chân li ti, đủ các màu xanh đỏ vàng, nó kết đặc lại với nhau sền sệt phải xúc từng bát mà cân). Tiếng rao rươi rất ấn tượng “Aì mua rươi rà mua…”Âm thanh kéo dài lê thê, thanh điệu rơi vào những chữ không hiểu vùng miền nào ở Bắc bộ, nhưng chỉ thấy Hà Nội mới bán. Món này nhìn thì sợ nhưng đã ăn rồi thì đến khi về bên kia thế giới cũng không quên! Người ta chế biến bằng cách đánh trứng gà với rươi và vài sợi vỏ quýt thái thật mỏng như sợi chỉ, tráng lên, thơm phức. Trong một khu dân cư nào đó đã có nhà ăn rươi thì nhà nào cũng quyết không để con cái vì mùi thơm mà tủi thân nên cũng cố thêm vào thực đơn bất thường món này cho gia đình mình.Vui nhất và rầm rộ nhất là tiếng rao đêm“Lạc rang nóng giòn đây”, “ bi gion gion bi giòn giòn” (một loại bột mì tẩm gia vị viên lại như hòn bi rán phồng, ăn rất giòn và béo), “Bánh bao nóng… đây”. Đặc biệt là tiếng rao của những người mù “ Tẩm quất…đây”. Với chiếc chiếu cắp nách họ trải ra bất cứ vỉa hè nào để đấm lưng, vặn tay chân cho người có nhu cầu giải mỏi , không biến tướng như matxa, mát gần bây giờ trá hình bằng “tẩm quất”.Về Nam, ban đêm nghe rao “Hột vịt l…ộn…” vần cuối cùng kéo dài uốn éo rất buồn cười, nghe mãi thành quen. Thỉnh thoảng nghe văng vẳng “Chả nóng Quảng Nôm đây” (Quảng Nam) “Hủ tíu Nôm Vang đây”….Các món ăn dân giã từng vùng miền đã đi vào tiềm thức người thị thành lúc nào không hay. Chỉ biết nó đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật. Nếu như cuộc sống này chưa từng có tiếng rao thì không biết người ta tiếp thị bằng cách nào? Công nghệ quảng cáo có phát triển tới đâu cũng không thay thế được tiếng rao. Tiếng rao là tiếng lòng của người mua bán, lao động nhỏ…Nó không chỉ giới thiệu sản phẩm hàng hoá mà còn là tiếng lòng thiết tha, sự mong mỏi được thể hiện một cách nghệ thuật bằng ngữ điệu ngôn từ rất dân giã mà cũng rất sáng tạo có khả năng đánh thức cảm xúc, ham muốn nơi con người.Nếu “Lời ru” được đề cử để là di sản văn hoá phi vật thể. Thì “Tiếng rao” cũng là dạng văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn và đưa vào danh sách công nhận di sản tinh thần của con người
Bình Luận
Hay lắm chị Loan ơi ! ngày xưa nghe "tiếng chổi tre" nhớ Tố Hữu, bây giờ nghe tiếng rao (cả đêm lẫn ngày) chắc là em nhớ tới bài này của chị. Chị nhớ rất nhiều tiếng rao, và đó là "tiếng lòng của những người buôn bán nhỏ", nó trở thành văn hoá phi vật thể, nó đã đi vào lòng người. Em làm nghề MKT, nhưng bây giờ họ quảng bá hình ảnh theo công nghệ và thực dụng, không phải quảng bá bằng "tiếng lòng" như xưa nữa. Cảm ơn chị đã chia sẻ cho em một kiểu MKT mang bản chất văn hoá , hay quá !
Tiếng rao… ( Ngọc Thanh)
Ngọc Thanh muốn giới thiệu với các quý bạn đọc một âm thanh đêm của Hà Nội, bài thơ đã được đăng tải trên nhiêu báo viết và báo mạng(lucbat.com) và trong tập thơ Khúc Giao Mùa 3 NXB Văn Học. Cảm nhận của các bạn rất quý, sẽ định hướng cho NT viết hay hơn. Xin chân thành cảm ơn.
TIẾNG RAO
Nguyễn Ngọc Thanh
Đêm thu văng vẳng tiếng rao
Âm thanh thấu cả trời cao xót lòng
Đêm dài quẩy gánh trời cong
Tiếng rao khản đặc cầu mong hết hàng
Ai… ơi mì nóng khoai lang
Mua đi mua giúp ngô rang nóng giòn
Đêm nghe lòng dạ héo mòn
Sang canh trở giấc trăng còn rao đêm
Hỡi cơn gió lạnh bên thềm
Cho tôi mua hết gió đêm bán ngày
Lãi vài đồng lẻ đắng cay
Bán đêm mua nụ cười ngày xót xa…
N.N.T
___________
Tác giả Ngọc Thanh
Email: ngocthanh_kgm@yahoo.com
Điện thoại: 0904 160 135
Hay chị rao bán...nghề đi!
Ai mua xôi...- tiếng rao êm...mời chào.
Bỗng - nghe lòng dạ nao nao...
Vùng quê ngày cũ - còn ngào ngạt hương !!!
.
thăm bạn - mến chúc bạn một buổi trưa an lành !
Trăng gì đấy?
Trăng Mùng Một hay Trăng ngày rằm?
Tròn hay khuyết đó?
Hôm nay ở ngoài này nắng bỏng rát, gió khô như nắng.
Một tối vui vẻ chị nhé.
Em sẽ xem ké cái clip anh Lonely giới thiệu.
http://www.youtube.com/watch?v=eyzpbIm5aW0&feature=related
"Người này" liều thật đấy, đang đêm hôm khuya khoắt dám đem rao bán trăng để cạch tranh món hàng của Hàn Mạc Tử...
Vậy Trăng bán bao nhiêu th..ê...ế...?
Xe ô...ô...ôm đây!
Ai qua đọc bài mới của tui hooooooog???
Chúc tối an lạnh
Nhớ quá 1 thời rất xa.......
Cám ơn HL.
.
Ví như một người đàn bà ...
Đi nhặt mặt trời trong đêm lầm lũi
Góp sương rơi đẫm thêm hạt muối
Cho áo người ấm mãi nụ cười tôi ...
Còn chuyện vui xung quanh tiếng rao thì có nhiều nhưng TT nhớ mãi tiếng rao ở Đà Nẵng. Năm 1985 lần đầu tiên TT mới có dịp đến với ĐN. Dạo ấy TT đến công tác một cơ quan ở trên đường Yên Báy (Yên bái). Đêm ngủ lại ngay trong cơ quan. Đêm nằm một mình đói quá định mua cái gì đó ăn, bống nghe tiếng rao "Ơ dzi lô...ô..." TT ko hiểu món gì hỏi bảo vệ mới hay họ đang rao bán hột vịt lôn. Bố ai mà hiểu!
Bó tay.
Anh đã còm thế này:
"Rao rất đa dạng theo các vùng miền, các phương ngữ khác nhau, nhưng luôn giống nhau ở cái cảm giác nao lòng nhiều khi đến não nề! Người sản xuất hoặc gia đình họ trực tiếp tiếp thị sản phẩm mà họ phải vất vả làm lụng mới có được. Rao là lời mời gọi mua hàng thường được cất lên vào đêm khuya hay sáng sớm tinh mơ khi phần lớn cộng đồng đang nghỉ ngơi, thư giãn khiến ta liên tưởng đến cuộc mưu sinh vất vả của những đời người lam lũ, vất vả quanh năm từ sáng đến khuya, không ngưng nghỉ! Có ai đi rao những sản phẩm đắt tiền, sang trọng, quí phái bao giờ đâu!"
Nhưng bây giừ rao bằng máy nên liên tục,thiếu hơi thở...mệt nhọc nên chán.
Hà Nội ngày xưa như này thì mình không thể quên được đâu chị nhỉ?
Ngày nay, ở trong Nam tiếng rao ít lắm. Tủn nhà em chỉ toàn nghe: Ai chổi đi, ve chai đi... không à, không còn những tiếng rao đi vào lòng người nhiều như ngày xưa nữa.
Nó gợi...nhiều quá...!