Đã từng đi
qua những đường hầm xuyên qua núi, qua đèo, ngầm dưới lòng sông, trong tôi luôn
có cảm giác về sự chinh phục của con người trước thiên nhiên, đôi khi hơi rờn
rợn về những bất trắc. Trong kí ức tôi lại hiện lên những căn hầm vững chãi chở
che, ôm giữ tuổi thơ tôi một thời đạn bom.
Căn hầm đầu
tiên mà tôi có khái niệm chính là gầm cầu thang nơi một số hộ gia đình chúng
tôi ở. Toà nhà đó vốn là một phòng khám tư của bác sĩ người Pháp, xây dựng rất
kiên cố ở một con phố nhỏ(sau ga Hàng Cỏ) Hà Nội. Tôi còn nhớ lần đầu tiên nghe
đài “báo động”, chị em tôi được ba má dẫn xuống đây. Và tôi đã biết bí mật của
toà nhà này có một chỗ nấp rất kín(có thể chơi “trốn tìm” được). Tôi không hiểu
ý đồ kiến trúc của chủ nhà trước khoét sâu xuống lòng đất làm gì một không gian
vuông vức như thế, để cho người đến sau lắp ghép vào đây những giờ phút ngoài
kịch bản này? Cuộc sống có những bất ngờ như sắp đặt trước vậy!
Dù căn hầm ấy
có đúc bê tông cốt sắt thì cũng chỉ tránh đạn lạc và những mảnh bom vỡ, chứ
không tránh được bom nếu dội trúng! Và chúng tôi cứ chạy ra, chạy vào mỗi khi
nghe đài “Báo động” rồi lại “ Báo yên”…
Sau đó, chiến
tranh ngày càng ác liệt, từng khu phố, từng gia đình đào hầm trong nhà và trên
những lối đi. Hầm nhà tôi chỉ là một hình hộp chữ nhật, toàn nước, tối thui.Tôi
rất sợ mỗi khi phải xuống đây. Mùi ẩm mốc, nước và những côn trùng đe doạ. Hầm
công cộng thì xây bằng gạch nửa nổi. nửa chìm trên đường nhựa. Nó ngoắt nghoéo
và cũng tối tăm, tuy người ta có làm vài lỗ thông hơi và để ánh sáng le lói lọt
vào. Ban đầu ai cũng chạy ra hầm đông người, chắc là vì tâm lí chết chùm còn
hơn sống lẻ. Sau thì nó bị biến tướng thành chỗ mất an ninh, vệ sinh…chẳng ai
dám xuống (có lẽ sau mỗi thời gian “tạm ngừng bắn”!). Cùng thời gian đó, tôi còn
nhớ những chiếc hầm cá nhân, mà người ta gọi là “tăng xê”. Hầm ấy được làm bằng
mấy chiếc Pi xi- măng đúc rất xù xì chồng dựng đứng trong lòng đất, có nắp
đậy đủ cho một người ẩn nấp. Dọc vỉa hè cứ
cách mấy mét lại có một chiếc. Vì còn bé không thể nhấc nổi chiếc nắp xi-măng
để tự đậy lên, nên tôi chưa bao giờ xuống loại hầm đó, dù có gặp “báo động”
giữa đường. Mỗi chiếc hầm ấy như một cái giếng sau mỗi trận mưa, tiềm ẩn bao
rủi ro ngoài bom đạn !
Tôi nhớ nhất
những chiếc hầm nơi sơ tán. Trại trẻ chúng tôi dựng bằng tranh tre nứa lá,
nhưng hầm thì rất kiên cố. Những chiếc pi đúc bằng xi măng cốt sắt dày và nhẵn
thín cả mặt trong và ngoài. Khác với hầm cá nhân, những chiếc pi này được đặt
nằm ngang nối tiếp nhau, chạy xung quanh trại. Hầm này có nhiều cửa lên xuống,
rất sạch sẽ, khô ráo vì được tụi trẻ trực nhật theo sự phân công. Đôi khi chúng
tôi xuống hầm chơi cả khi không có báo động,chiến tranh trở thành trò đùa với
lũ trẻ dại khờ như thế.
Và một loại
hầm khá phổ biến nữa là hầm chữ “A”. Hầm này làm bằng tre đặc, dựng kiểu chữ
“A”, những thân tre nâng đỡ các thanh
ngang cũng bằng tre chẻ ra đan vào nhau, phía trên nóc được đắp đất. Nấp trong
hầm này rất mát. Tôi nghĩ người Việt Nam khi dựng loại hầm này, có lẽ vừa tận
dụng cây nhà lá vườn, vừa tính đến khả năng chịu lực cao. Đa số nhà dân, trường
làng đều làm hầm chữ “A”. Khi chị em tôi ra ở nhà dân, hay đi học trường làng, chúng
tôi chủ yếu xuống hầm này. Mỗi khi máy bay địch gầm rít ầm ĩ trên đầu, chúng
tôi cứ hồn nhiên yên tâm chờ dứt tiếng đạn bom là lên tiếp tục vào lớp học hoặc
cuộc chơi dở dang, như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Chiến tranh
đã lùi xa mấy mươi năm có lẻ, rất nhiều người Việt Nam vẫn sẽ không quên những
căn hầm hộ mệnh, những căn hầm mẹ Việt Nam "giấu cả sư đoàn dưới đất", những địa
đạo lòng dân trên khắp mọi miền Đất nước...
Mọi sự cứ vận
động đổi thay theo quy luật của nó, những đường hầm cứ lần lượt được xây dựng,
xe điện ngầm rồi sẽ nối không gian, thời gian trên đất nước đã từng có nhiều căn
hầm xuyên lòng đất kỉ lục. Nó có nối được lòng người trăm mối về một điểm chung
hay không, còn là nghệ thuật của người thiết kế kiến trúc thượng tầng, khi hạ
tầng đang bắt đầu lắp đặt thi công!
Chắc chắn đó
không thể là hầm của những kẻ “đi đêm có ngày gặp ma”!
Hầm cây xanh ngút mắt |
Hừm...Lọ mọ như lão mà cũng mò được...ngàn vàng của người đẹp !
Trả lờiXóaCái hay của bài viết là xới lên một thời đi đâu cũng ...hầm , mà nhiều khi cuộc sống lo cơm cháo mà quên đi những tình tiết trú ẩn , sinh hoạt , học hành dưới hầm. Quê lão có nhà làm cái hầm kiên cố bằng gỗ lim, đắp đất lên thành như ngọn núi. Ấy là vì thời ấy gỗ trong rừng bạt ngàn , có nơi còn rừng nguyên sinh , chưa chặt phá như bây giờ.
Đúng là khi chui Hầm vượt sông sài gòn , vẫn dờn dợn sợ hơn khi nấp trong hầm trú ẩn ngày xưa. Tiếng ồn ù ù như ở mãi âm ty vậy .
Ghi sổ cho lão cái tem vàng này để mai mốt về CMT8 lãnh thưởng !
Trong những cách ăn mày thì ăn mày dĩ vãng có lẽ là lương thiện nhất lão nhể. Mình gặm nhấm của để dành và có khi trao đổi được với người có chút ít tài sản bất thanh lí đó. May ra giữa cái chốn phồn hoa hiện đại vẫn thấy mình được có một chỗ trú bình yên.
Xóa"Ghi sổ cái tem vàng"mà sao lại về"CMT8 lãnh thưởng"? Lão có lẩm cẩm không, người cần nhận là lão chứ?
Là Lão 262 bảo chị ghi sổ nhớ để mai mốt Lão về CMT8, chị phát quà cho Lão í mà!
XóaCó điều, chả biết Lão có dám về SG gặp mặt không? :D
Thì ra ỡm ờ về chỗ trú mới :-s
XóaMình sẽ cho lão một cơ hội khắc phục sự cố "đám cưới người bạn" bữa hổm x(
Những đường hầm là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của con người. Còn những đường hầm trong chiến tranh chống Mỹ ở Vn là cứu cánh cho chúng ta mỗi khi có máy bay bắn phá. Bạn làm mình nhớ đến cái hầm chữ A mà hồi đó (tháng 12-72) khi mình sinh cháu thứ hai được một ngày đã phải chui xuống nằm một ngày đêm đến bây giờ nghĩ lại vẫn ghê. Mình chưa được qua hầm Thủ Thiêm ở Sài Gòn, nhưng mình đã được qua hầm ở Thượng Hải nối hai bờ sông Hoàng Phố, sức người thật vĩ đẠI!
Trả lờiXóaVâng, có những đường hầm lộ thiên, và những đường hầm xuyên lòng đất, lòng đại dương.Tất cả cũng là sáng tạo của con người với cuộc sống.Nhưng có những đường hầm mà người ta ao ước một lần qua và có những hầm mà người ta rất muốn tránh.hiii
XóaChị đã qua cái thời hoa lửa ấy một cách ngoạn mục. Chúc chị luôn hạnh phúc!
Nói đến hầm làm chị nhớ đến cái địa đạo hồi đó cả làng chị khoét lòng đất để trú ẩn tại Vĩnh Linh quê hương...
Trả lờiXóaSẽ chẳng bao giờ quên được những ngày đó em ah!
Ngày đó, trong cái khó ló cái khôn, chẳng ai thiết kế cả. Dân thấy cần có cái hầm cho cả làng trú ẩn thì hè nhau đào để ngày xuống núp, đêm lên sản xuất và chiến đấu.
Cuối tuần vui với chịp chị chíp em nha!
Chị ơi ở Vĩnh Linh có địa đạo Vịnh Mốc phải không chị?
XóaNhớ lại mà kinh hoàng vì chiến tranh tàn khốc chị nhỉ. Tự nhiên lại cứ nhớ ngày xửa ngày xưa, để sờ sợ ngày nảy ngày nay chị ơi!
Những căn hầm thời bom đạn thời xưa ấy, ai đã từng chui xuống rồi thì khó có thể quên được, chị nhỉ. Em nhớ những cái "tăng-xê" ấy kinh khủng lắm, giờ mà nhìn thấy có cho tiền cũng chả dám xuống.
Trả lờiXóaNhưng với em thì còn nhiều cái hầm khác, nếu có thời gian cũng có thể viết bài để cạnh tranh với bài của chị. Hehe. Đó là cái hầm dưới những ngôi nhà xây kiểu Pháp mà em thường đứng nhìn, chẳng bao giờ dám bước chân vào, nhưng lại tưởng tượng được ra bao nhiêu chuyện ly kỳ, rùng rợn. Đó là 2 cái hầm trú ẩn được xây kiên cố ngay trong trường ĐH Mỹ thuật mà suốt bao năm trời, nóc của nó trở thành cái cầu trượt cho lũ trẻ con tụi em vui đùa.
Giờ thỉnh thoảng vẫn mơ về những căn hầm xưa. Vui khiì đọc bài này của chị! :)
Hihi, hình như 2 cái lọ hoa nuốt mất còm của em rồi chị ạ!
Trả lờiXóaĐúng là com tải hình hoa phía trước bị lỗi, chị thao tác xong là mọi sự bình thường. Đã gửi báo lỗi cho bạn ấy biết rồi.
XóaVậy là chị sẽ chờ 2 ẻn mới của em về văn hoá HN, về chủ đề hầm.:)
Mấy hôm nay bận quá không vào blog được ,không ngờ đã qua một bài :phục HL vẫn tràn đầy năng lượng.HHP nhớ nhất hồi chiến tranh vì Bà già sợ địch càn (lính Nam Hàn rất ác)nên bắt ông anh mới có 15 tuổi đầu phải chui hầm bí mật.May là không khui như xóm trên chớ không là tiêu rùi.Sau càn ,ai cũng xúm lại la ,mẹ hoảng hồn khóc hết nước mắt,thật tội!
Trả lờiXóa"Hầm" vẫn mãi bí mật với những câu chuyện kể mãi không hết anh P nhỉ.
XóaBây giờ thấy hầm mà rờn rợn, chỉ sợ người ta rút ruột hầm vốn đã rỗng !
Không ngờ chủ đề "hầm" của em lại khơi dậy nhiều kỷ niệm vậy...Có lẽ người nam kẻ bắc ai cũng đều có kỷ niệm riêng về cái HẦM của mình. Một thời chiến tranh bom đại giặc thù...Ở các nước có metro- cũng là phương tiện trú ẩn khi có bom nguyên tử đấy em ạ. Hy vọng không phải dùng cho trường hợp ấy!
Trả lờiXóaÀ, mà chị hỏi em ở trại nhi đồng nào vậy HL ơi?
Hồi nhỏ em thời gian sơ tán nhiều nhất của em là Hà Tây chị ạ. Em đi theo trại trẻ của cơ quan ba em (Bộ Công an).Nhưng có thừoi gian trại đông quá, em phải ra ở nhà dân.Em cũng có một số bài viết về thời kì này chị ạ. Thỉnh thoảng chị cứ xới trong blog này đọc cho vui.Em đọc bài bên nhà chị có lướt qua thời kì này, rất cảm động.
XóaChúc chị luôn hạnh phúc!
Chúc HL vui ngày 20/10 nhé. Bài viết này gợi lại cho chị những kỉ niệm vui buồn ngày xưa, sao giống nhau thế!
Trả lờiXóa