Đọc bài báo “Về vài phương diện trong tính cách người Việt” ( Hoài Nam – ANTG ra hàng tháng ,số 126 tháng 2/2012) đã lâu mà cứ băn khoăn mãi.
Mở đầu bài viết tác giả Hoài Nam tự nhận mình “Tài vốn sơ, trí vốn đoản, vả lại trong khuôn khổ của một bài báo thì đó là điều bất khả”. Rồi học theo Bá Dương, tác giả “Người Trung Quốc xấu xí”, Hoài Nam kết luận người Việt có hai tính cách qua một số câu tục ngữ:
Một là: Tính bất nhất
Hai là: Tính khôn vặt.
Cái “Tính bất nhất” mà HN khẳng định, là khi ông viện dẫn một số câu : Một giọt máu đào hơn ao nước lã trái với câu Bán anh em xa mua láng giềng gần. Hay câuHàng xóm tối lửa tắt đèn cạnh câu Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…Rồi ông cho rằng người Việt có thái độ ứng xử như “một con tắc kè hoa”!
Cũng chính ông cũng mâu thuẫn với kết luận của mình: Thử hình dung một người đang gặp khó khăn về tiền bạc chẳng hạn, nếu anh ta được một người bà con xa giúp đỡ, câu Một giọt máu đào hơn ao nước lã trở thành câu đầu miệng. Nhưng nếu người giúp đỡ anh ta là người hàng xóm không có quan hệ máu mủ ruột rà gì thì không gì hợp hơn câu Bán anh em xa mua lắng giềng gần(Không biết ông có biết câu: Người dưng có ngãi ta đãi người dưng không nhỉ?).Và ông kết luận: Tính bất nhất tỏ ra rất gần với chủ nghĩa cơ hội và tinh thần thực dụng: Gió chiều nào che chiều nấy!
Cần phải nói rõ thêm, người Việt nhận biết huyết thống trong gia đình trong họ tộc là thiêng liêng cần giữ thì phải biết Một giọt máu đào hơn ao nước lã . Nhận biết muồn tồn tại nhất thiết phải quần tụ gắn kết nhau trong ngõ xóm,làng xã nên Bán anh em xa mua lắng giềng gần.
Thiết nghĩ, cái tư duy “mềm” của người Việt phải chăng luôn luôn uyển chuyển, họ lấy Dĩ bất biến ứng vạn biến, ở bầu thì tròn ở ống thì dài, chứ đâu phải lúc nào cũng Khư khư như ông từ giữ oản được.Trời đất cũng sớm nắng chiều mưa, mà con người lại không nằm ngoài quy luật của sự đổi thay ấy ,thử hỏi có ai chống lại quy luật mà tồn tại không?
Nhưng kết luận của HN không chỉ dựa trên tư duy của dân gian, nực cười hơn là khi ông đem dẫn chứng về một danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi ra để hòng làm cho nhận định của mình thêm sức thuyết phục. Ấy là khi ca khúc khải hoàn trong “Đại cáo bình Ngô”, thì đến cả Hoàng đế Tuyên tông nhà Minh cũng bị ta xem thường rất mực: “Thằng nhãi con Tuyên Đức”.Nhưng khi viết cho địch trong “Biểu cầu phong” thì vẫn “Thằng nhãi con” ấy lại là “bậc thánh thần văn võ, trí tuệ thông minh, đức hiếu sinh đây đó thấm đều”. Ông chắc cũng biết kế sách để làm nên chiến thắng của Đại Việt hẳn không phải hoàn toàn bằng sức mạnh vật chất ,quân sự mà cả bằng chính sách ngoại giao mềm mỏng chứ? Cách thức nào thế nào để đi đến đích cuối cùng đứng trên đỉnh của sự chiến thắng mới là sự thống nhất cao chứ đâu phải ba cái “bất nhất” lẻ tẻ vụn vặt nhất thời kia!
Còn cái” Tính khôn vặt” thì HN cho rằng tục ngữ “xui” người ta “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”, “Ăn sau là đầu quét dọn”, “Trâu chậm uống nước đục”… “chỉ dẫn cho người ta con đường ngắn nhất để trục lợi tranh cướp” hoặc “giảm thiểu rủi ro, tránh đương đầu với những khó khăn, đi đường vòng trước những thách thức”: Một điều nhịn chín điều lành, Tránh voi chẳng xấu mặt nào, Biết tay ăn mặn thì chừa/đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày…
Mới nghe tưởng ông nói có sách mách có chứng, nhưng đem soi trong thực tế thì e ông chỉ hiểu các câu tục ngữ theo nghĩa tường minh ? Ông quên rằng người Việt mình luôn tế nhị bằng hàm nghĩa sâu xa Muốn ăn gắp bỏ cho người, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau sao? Họ nhắc nhau đừng vội đi trước bởi đi trước là của những kẻ tham ăn tục uống, phê phán người lười làm nên đừng ăn trước mà trốn tránh việc chung .Còn nhường nhịn thì đâu phải là “khôn vặt”, một thái độ ứng xử rất văn minh của thế giới hiện đại đấy chứ!
Và cuối cùng Ông HN lo lắng: “Với những “phẩm chất” ấy đến lúc nào mỗi người Việt Nam mới trở thành một công dân thế giới đích thực?”. Có lẽ ông biết mình thuộc loại công dân nào hơn ai hết (đúng như tự bạch ở phần đầu !)
Hỡi ôi, HN, ông làm tôi nhớ đến cha xứ Ngô Quang Kiệt “xấu hổ khi cầm hộ chiếu mang Quốc tịch Việt Nam ”! Tại sao người Việt Nam lại phải sửa đổi mình để hòa tan vào cộng đồng công dân thế giới mà không giữ một chút gì là bản sắc riêng của dân tộc mình? Một thế giới đại đồng văn minh là khi trong nó hội tụ cả muôn sắc màu văn hóa của từng dân tộc .Văn hóa dân gian Việt Nam có mảng được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể .Hà cớ gì người sáng tạo nên nó lại có những tính cách “bất nhất” và “khôn vặt” như ông đánh giá và lo lắng. Và dẫu có “bất nhất” hay “ khôn vặt” thì cũng làm nên một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam chứ?! Ông đừng lo lắng thái quá cho “Ngày mai rồi sẽ ra sao nhỉ”, vì “Có ra sao cũng chẳng sao!”. Một công dân chân chính bao giờ cũng có quyền tự hào về dân tộc của họ cho dù dân tộc ấy có khiếm khuyết không giống bất cứ một dân tộc nào khác!
BÌNH LUẬN
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/05/dung-qua-tu-suong-ve-pham-chat-nguoi-viet/
* nhớ ai ngây ngất môi hồng đắm say
* yêu là đắm với tình say
* yêu là ôm ấp ai đầy môi yêu
* yêu là lòng thấy đăm chiêu
* khát lòng mong đợi bóng kiều ta mơ
Hồi ở bên đó, Huynh đã đến đó, quanh năm giao lưu với người Khmer, Huynh hiểu rằng chuyện diệt chủng là sự thật 100%!
Lâu nay em đi đâu mà không thấy ghé nhà!
Khi đọc, em nhớ đến nhân vật Tiểu Yến tử trong bộ phim HOÀN CHÂU CÁCH CÁCH nổi tiếng một thời. Tiểu Yến tử hồi đầu vào cung cũng không phân biệt được nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ giao tiếp vốn rất ngắn gọn mà thâm thúy. Cô ấy đã giải thích câu "Nhất ngôn cửu đỉnh" là "chín cái lò hương chồng lên nhau". (đó là vì cô ấy không được học hành tử tế chứ đâu có như ông "tài sơ, trí đoản" này chị nhỉ)
chieu am ap ạ
ranh ghe nha be choi ạ
cho be xin comment luon ạ
Chợt nhớ đến câu thành ngữ ở quê tôi:"THấy người ta mần (làm) đĩ, xách mấn (váy) chạy theo!"
Vậy thì hãy nhớ câu của ông cha dạy:
BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT - DỰA CỘT MÀ NGHE!
TỰ NHẬN LÀ "TÀI SƠ, TRÍ ĐOẢN" THÌ ĐỪNG CÓ ĐI PHÁN XÉT THIÊN HẠ, ĐẶC BIỆT LÀ MỘT DÂN TỘC, VÀ HÀNG TRĂM THẾ HỆ CHA ÔNG CỦA DÂN TỘC ẤY (Bởi lẽ, "học giả" có lôi ra vốn tục ngữ, thành ngữ của bao đời, khác nào chửi cả hàng trăm đời ông cha! Chửi một đời đã là láo lếu, chửi chục đời thì đúng là...TRÍ ĐOẢN!)
Đề tài xem ra thú vị đây!