31 thg 3, 2013

Con của Chĩ

(Tiếp theo entry "Điên")

Đứa con đầu lòng của Chĩ sau bao ngày trông đợi, giờ cũng đã chào đời.
Ngắm đứa con bé bỏng, đáng yêu, Chĩ  nghĩ " mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng...". 

Và đây là hình hài của nó...



Con của Chĩ trong mắt láng giềng:

Entrry "Háo hức về điều tưỏng đã biết"- blogger VTA


       Thông thường người ta sẽ không còn háo hức mấy, khi đón nhận điều gì đó đã biết trước. Nhưng với tập tạp văn và thơ " Khoảnh khắc & mãi mãi" của Nguyễn Thị Hồng Loan (bloger Hong Loan) dường như là một ngoại lệ với riêng tôi. 



         Được biết Hồng Loan in sách. Cuốn sách gồm những entry chọn lọc đã đăng trên blog, trong khi tôi đã đọc hầu như hết tất cả trang blog của Hồng Loan từ hồi bên Yahoo đến nay. Ấy thế mà cầm nó trên tay và đọc đi đọc lại cuốn sách tôi vẫn thấy háo hức. Vậy có gì nghịch lý, hoặc làm nên nghịch lý chăng? Nhất định là có!



        Khi nhận được cuốn sách tôi đã thích ngay từ cái tên gọi "thật đắt" của nó. Tôi xin được mượn lời của Diệp Phương Chi trong Lời giới thiệu và được trích ở trang bìa 4: " Tạp văn & thơ " Khoảnh khắc và mãi mãi", không với hàm ý gì to tát sâu xa, tác giả Hồng Loan chỉ như người đi gom lại những khoảnh khắc" của đời mình để làm nên những điều "mãi mãi" trong thế giới nội tâm của riêng cô, để lại những dấu chân dù nhỏ bé của một người đã đến và rong chơi trong cuộc đời này".


        Đọc tạp văn và thơ " Khoảnh khắc & mãi mãi của Hồng Loan" thật khó mà nghĩ tác giả là giáo viên dạy phổ thông. Chỉ thể hiện vỏn vẹn trong 34 tạp văn nhưng người đọc thấy tác giả là một người có kiến thức uyên thâm và rất rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Lúc thì như một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học tầm cỡ. Thật "sướng" khi được "xem" Hồng Loan "phẫu thuật" người đã từng "phẫu thuật" người khác qua tác phẩm "Chân dung & đối thoại". Tôi tin khi người nổi tiếng Trần Đăng Khoa đọc bài viết của Hồng Loan về mình sẽ không khỏi ngạc nhiên và mong muốn được bàn luận cùng tác giả về nhiều vấn đề. Ở các tạp văn khác người đọc lại thấy Hồng Loan là một biên tập viên kỳ cựu của một đài truyền hình nào đó, hay một bình luận viên bóng đá rất sắc sảo, những ai đã từng là fan hâm mộ của các đội bóng đá châu Âu và theo dõi sát sao các giải đấu lớn của châu lục này hẳn không thể không "tâm phục khẩu phục" trước cái cách "xem" bóng đá của tác giả. Những tạp văn viết về ký ức tuổi thơ một thời thì lại như những thước phim tư liệu quý giá mà các nhà sử học, các nhà văn rất nên tham khảo... Tạp văn viết rất ngắn nhưng từng từ như được gạn lọc rất công phu bởi vậy làm cho người đọc không bao giờ đọc lướt và hiểu được rất rõ vấn đề tác giả nêu ra. Từng lời văn của Hồng Loan đều rất nghiêm túc nhưng cũng hết sức dí dỏm sâu sắc. Đọc tác phẩm của Hồng Loan chúng ta bắt gặp một tư duy khoa học, một thái độ thẳng thắn bộc trực nhưng cách đặt vấn đề lại luôn rất nhẹ nhàng và đời thường...

        Hai mươi bài thơ của Hồng Loan cũng là những bầu rượu được chưng cất công phu từ nước mưa tinh khiết và gạo nếp được sàng lọc kỹ càng, là tiếng lòng của Hồng Loan nhưng cũng là tiếng nói chung của rất nhiều người về cùng một vấn đề quan tâm, hay nói cách khác Hồng Loan đã nói hộ được rất nhiều người về cùng một vấn đề! Lời thơ của Hồng Loan mộc mạc giản dị nhưng không hề dễ dãi, ta luôn tìm thấy trong thơ Hồng Loan một sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc với những cảnh đời, sự tri ân với những người có công với đất nước, với đấng sinh thành...

        Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sống và làm việc ở mảnh đất Quảng Ngãi quê nhà. Tuổi thơ đi qua trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nước nhà đó là những yếu tố làm nên một Hồng Loan đa dạng và tinh túy.

       Giá như không có Lời giới thiệu quá sâu sắc và đầy đủ của Diệp Phương Chi cho cuốn sách thì nhất định tôi sẽ có thể viết nhiều về tác giả và tác phẩm của Hồng Loan... hay là do tôi hoàn toàn đồng cảm với Diệp Phương Chi khi đọc tác phẩm này mà không thể viết hơn. Xin mời mọi người tìm đọc “Khoảnh khắc & mãi mãi” của Hồng Loan để phát hiện thêm những ánh vàng lấp lánh của tác phẩm mà người viết bài này chưa thể cảm nhận và nói ra được hết.

                VTA - 4/2013
------------------------
Và đây là cảm nhận của blogger HHP  qua entry" Khắc khoải Hồng Loan" :


Trong cuộc đời mỗi người ,ai cũng có những khoảnh khắc đáng nhớ .Có thể ta thẩm ý cười khi nhớ  về những trò nghịch dại của tuổi thơ hoặc khoảng lặng day dứt khi mường tượng về người thân yêu đã đi xa."Khoảnh khắc và mãi mãi " là tập Tạp văn và thơ của Nguyễn Thị Hồng Loan lại có nhiều thời khắc  lóe sáng để tác giả mãi  không  thể quên .Cầm trong cuốn sách nhỏ nhắn dễ thương ,màu vàng mơ thao thiết mời gọi ;tôi lại hình dung cái cười bật ra của tác giả khi "lộ đề"để thấy mạnh dạn hơn những cảm nhận lan man của mình.

     Bằng  sự đa cảm và tinh tế,tác giả dường như không thể bình yên với những trắc ẩn khắc khoải của mình trước thực tế cuộc sống:
                    Hình như yên phận lâu rồi
                  Bỗng dưng xa xót một thời xa xăm ...
                                           (Hình như)
    Là một nhà giáo nghiệp văn ,yêu và giỏi nghề ,hàng ngày được đắm mình trong khung cảnh văn học;lại tương tác trong không gian  gia đình -nhà trường -xã hội mà quan hệ giưã con người với con người  nhiều cung bậc đôỉ thay  nên Hồng Loan cũng có những góc nhìn riêng đầy cá tính.Cảm nhận thời gian từ tuổi thơ vô tư với "lời thề trẻ con" đến "tóc sương đã đầy " nhẹ nhàng hơn ,bớt phần day dứt để vô vi "Tịnh tâm có được về trên ...Niết bàn ?"nhưng thật khó lành hẵn những vết thương lòng:
                      Vỡ từng mãnhh ,từng mãnh sao
                  Nát tan tận đáy biết bao giờ lành !
                                          (Vu vơ)
    Thôi thì không bắt chước phim Hàn Quốc uống Sochu  làm gì ,ta Café Blog với Hồng Loan để xả  stress   với những chuyện đời  chuyện người lắng đọng buồn vui , lấp lánh nụ cười tếu táo vậy!
     Tuổi thơ của mỗi người dù sang hèn cũng đều là những kỹ niệm đẹp vì sự vô ưu của nó và "không thể tắm hai lần trên một dòng sông". Hơn nữa khi lớn tuổi công cuộc mưu sinh làm ta nhìn đời lạnh lùng hơn ,dường như những kỹ niệm đau đớn thất bại hằn sâu trong trí nhớ hơn những phút vui ngắn ngủi người ta chợt may mắn chạm được.
     Có người cho rằng những kẻ thông minh hoặc tâm hồn phong phú, thành công trong cuộc đời thường có một tuổi thơ năng động ,nhiều trải nghiệm thú vị ,chứng kiến  ít nhiều sự bất hạnh  khốn khó. Tác giả sinh ra và tuổi thơ lớn lên ở Hà nội thời chiến tranh,dù nghèo khó nhưng thật ấm áp tình người , được xã hội dành những điều tốt đẹp nhất cho "trẻ em như búp trên cành". Là con gái nhưng tác giả này cũng nổi máu thủ lĩnh, đầu têu bọn trẻ trong xóm đánh nhau với trẻ xóm ngoài rồi rút về cố thủ sau "cổng thành ngày xưa " kiên cố của xóm  ; rồi leo trèo ổi mỗi ngày" chia nhau các cành như thể chia lãnh địa để cùng nhau cai quản vậy" hoặc "đứa nào đứa nấy nằm rạp xuống (tầng thượng không có lan can) run lẩy bẩy vươn tay hái quả" sấu.("Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ").  Để rồi vì quá yêu dòng sông mưa tuổi thơ làm"lũ trẻ vui như hội",rủ nhau lội bộ không chán  nên tác giả giận dỗi khi người ta bức tử  sự thơ mộng của nó để biến thành "dòng chảy lặc lè,quá mệt mỏi,ô nhiễm kia đã nuốt bao mạng người mỗi ngày".(Dòng sông phố).Hà nội với tác giả là nỗi nhớ thật cụ thể mang mang lắng đọng, là Tiếng rao với mùi chả rươi "về thế giới bên kia cũng không quên"; là vị sấu dầm "chua giòn ,mằn mặn ngòn ngọt cuả  nó";là những buổi chiều lên đê sông Hồng ngước trông  chờ ba mẹ sang thăm ; là "con chó Giôn nhảy chồm lên mừng chủ" từ sơ tán trở về.
   Hoàn cảnh chiến tranh trẻ em phải sơ tán về vùng quê ,sống xa cha mẹ ,dưới sự xét nét của chủ nhà(dù đã rộng lòng cho trọ)  quả là nổi khổ tâm ghê gớm.Những trải nghiệm thực tế này là vô giá làm trẻ con khôn hơn trước tuổi .Đâu như ta thấy hiện lên dáng rụt vai chịu đau để gánh nửa thùng  nước của chị em tác giả,niềm vui nhỏ nhoi về sự khôn khéo "dân vận" của họ khi góp công xây cây rơm (Dù có đi bốn phương trời...);lắc đầu cười với trò ấp trứng trong nách , trò khoét vách để lấy bánh (Nếm mùi sơ tán );vui như hội khi được rón rén dậy sớm đi  cất rớ (Cất vó)...Vậy là " chiến tranh ác liệt  nhưng niềm vui của tuổi thơ chúng tôi không vì thế mà không xuất hiện trên chặng đường tôi đã đi qua",để  mỗi khi có ai nhắc lại "cũng bổi hổi bồi hồi nhớ lại cái thời đi học trong chiến tranh ,bom đan..." (Một vị khách mời của VTV3).
   Tuổi thơ tác giả  được sống ấm áp trong tình yêu thương của gia đình :đó là"hình ảnh thân thương của ba,phong cách sống mẫu mực của ba"(Nhớ ba);là sự tần tảo chịu thương chịu khó của mẹ để "con biết ơn mẹ đã sưởi ấm cho con "(Mẹ ơi tỉnh lại đi); còn là nổi đau  cùng cực khi người chi ra đi lúc tuổi quá trẻ nên tác giả  nấc lên "Chị ơi! Em nhớ chị,em ước gì cuộc đời em có chị bên cạnh ".(Nhớ thương một người chị).Gia đình là tế bào xã hội,là cái nôi nuôi dưỡng truyền thống tốt đẹp của nếp nhà.Qua người ba gương mẫu,tác giả yêu quý  ông bà theo lời kể  và thương cả "con Vện ý tứ,nghĩa tình quá"(Vện) ;chia sẻ đùm bọc em  và sau đó lại "đắm đuối vì con" với tình thương chờ đợi thật tâm lý (U tôi; Café Blog) dẫu lan man chạnh lòng về Con cái người ta...
   Là giáo viên tâm lý và gần gũi học sinh , tác giả hiểu rõ  trách nhiệm của mình " dạy cho người ta hiểu biết không bằng dạy cho người ta vui thích vì điều hiểu biết ".Tôi lại tin rằng cô giáo sẽ có nhiều đệ tử ruột ngưỡng mộ về khả năng cảm thụ văn học qua các tác phẩm mà mình giới thiệu khá tinh tế ( Đảo chìm,Cung đường vàng nắng,Ngược chiều vun vút,Sương khói quê nhà,Về bài thơ "tặng em" , Bùa mê...) hoặc khả năng tụ tập bình luận rôm rả về bóng đá vào mùa "ăn bóng đá,ngủ bóng đá". Ôi,bóng đá  cũng như cuộc đời vô cùng biến động ,là " một kịch bản không soạn sẵn", hoặc "các món ăn được chế biến ngẫu hứng tại chỗ"(Bóng đá+).Biết đâu trong đám học trò ấy lại chẳng có những "Thanh Thảo mới " vừa bình luận bóng đá có duyên cũng  như làm thơ thật hào sảng ?
   Tôi lại tưởng tượng cảnh học sinh truyền tai để háo hức tham dự buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trương mà diễn giả là cô giáo Hồng Loan với đề tài "Lời ru nào cho em",có minh họa của các ca sĩ tên tuổi....Phải có tấm lòng bao dung ,nhạy cảm và yêu người  yêu trẻ lắm ,tác giả mới có những cảm nhận toàn diện về tài sản vô giá "lời ru" của dân tộc mình.Bất chợt ngày nào đó ,tác giả đi ngang qua một căn nhà ngoại ô thành phố Quãng Ngãi ,bỗng nghe "U...ù...u cha ru con ngủ,Cha đợi mẹ con về cha cú cái chơi !",không biết cô nên khóc hay cười  trước vì vui ?
    Tác giả còn dành những nhận xét độc đáo ,đầy xúc cảm,chiêm nghiệm về các nơi đã  được đến thăm cũng như thân phận con người và cuộc sống nhọc nhằn ngắn ngủi ở chốn trần gian :
                Em vừa đi qua đây
                Nhẹ nhàng,nhanh chóng quá !
                Đời mỏng như chiếc lá  
                Lìa cành hãy còn xanh.
                               (Em vừa qua đây)
   Đó còn là lòng biết ơn sâu nặng với những người ngã xuống cho cuộc sống hôm nay(mẹ ơi đừng buồn,Hoa mua Truông Bồn) ,để  tạc vào địa danh "Truông Bồn lòng đất mênh mông,Hoa mua không bán thủy chung đợi chờ".Tác giả có những vần thơ đẹp như ca dao khi viết về quê ngoại mến thương và quê hương thân thiết:
              Quê hương ,nhánh cỏ ven đường
       Nhịp cầu xưa cũ ,mùi hương rạ nồng.
                           (Quê hương chúng mình!)
      Cuối cùng vẫn là những "khoảng lặng..." mênh mộng trước sự gần mà xa giữa con người với nhau,giữa tỉnh rồi say trong cuộc sống ,cả những dại khôn...trong cuộc đời. Dù thế nào cuộc sống vẫn tiến lên,"nhưng lòng còn vướng bận trăm nỗi niềm " nên hãy lạc quan vui sống  để khỏi nuối tiếc khi từ giã nó;
                  Một mai dầu có phân ly,
           Nhớ về giây phút sân si ,ngậm cười !
                            (Khoảng lặng...)      
    Từ Tạp văn "Khoảnh khắc và mãi mãi",tác giả Hồng Loan đã dám mạnh dạn bước ra khỏi vùng tâm sự riêng  tư của cô để đến với bạn đọc gần gũi  trên blog và các em học sinh của mình.Mặc dù là những ký ức nhỏ bé nhưng rất đẹp với  Hồng Loan ; nó  xốc lại lòng hăng say ham sống trong cuộc đời này luôn mới mẻ mỗi ngày !

----------
Và đây là cảm nhận của blog Cơm Nguội (em Hải yến)

Gửi Chị

( Tặng chị Hồng Loan)

Bất ngờ và thú vị
Niềm vui sướng ngất ngây
Khi em cầm trên tay
"Khoảnh nhắc và Mãi mãi"

Tình chị từ Quảng Ngãi
Ra Hà  Nội cùng em
Mát như giọt sương đêm
Dịu dàng như cơn gió!

Vẫn từng câu từng chữ
Em đọc đã nhiều rồi
Nhưng cảm nhận ngoài đời
Không giống trên blog

Giảm dị mà sâu sắc
Tinh tế mà thân thương
Gom "khoảnh khắc" đời thương
Chị làm nên "mãi mãi"...

Em gửi vào Quảng Ngãi
Lời thăm chị phương xa
Chúc chị mãi thăng hoa
Một tâm hồn tươi trẻ

Chúc chị thêm sức khỏe
Và hạnh phúc tràn đầy
Ra Hà Nội lần này
Mình gặp nhau chị nhé!

                         tháng 4/2013
-------------------

Góc suy ngẫm.

                                                          Khoảnh khắc và mãi mãi
của
Nguyễn Thị Hồng Loan.

Không là nhà phê bình văn học nên tôi không nghĩ mình viết sẽ hay, ở đây tôi chỉ muốn nói lên cảm nhận của mình khi cầm trên tay một quyển sách xinh xinh, với màu vàng nhạt trang nhả, giản dị như cách viết của tác giả vậy!

Có những bài tôi đã được đọc trên blog, nhưng vẫn thích xem lại, thấy hay, thấm đẫm tình cảm, và khóc được, đó là “Vện”, chuyện viết về một chú chó có nghĩa, vì chủ nghèo nên bị bán đi, vẫn ngày ngày tìm về thăm chủ! Chó là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nghèo khó nó cũng không bao giờ bỏ chủ mà đi! Đọc hết bài tôi nghe sóng mũi mình cay cay, ôi thương quá!

Tiếng rao” như một nét văn hóa của một vùng miền, đô thị hay thành phố lớn, được tác giả ghi lại một cách tài tình: “Ai mua xôi nào…xôi nóng hổi vừa thổi vừa ăn đây!” hay “Ai cháo sườn nóng nào”…rồi suy tư: “Cái món cháo sườn ấy đã ăn bao năm rồi, nhưng không thể nào quên, vị đậm đà ngọt ngào của nó …” làm cho tôi nhớ lại tiếng rao: “Ai chè đậu đen nước dừa đường cát hông?” tiếng rao kéo dài những chữ cuối nghe ngọt lành mát rượi giữa trưa hè! Thế đấy, tiếng rao như đi vào ký ức của một thời tuổi nhỏ!

Cho tôi một vé đi tuổi thơ.”phải gom thêm 2 bài “Cất vó” và “Nếm mùi sơ tán.”
Chất trẻ thơ hồn nhiên trong sáng thể hiện rất rỏ nét, cách mà Hồng Loan tả về xóm của mình, với cây bưởi, cây ổi, cây sấu:
“Hiếm khi đứa nào hái được quả (ổi) chín, vì quả mới chỉ rụng rốn vài ngày đã bị bọn con trai vặt trước, ăn chát lè lưỡi mà vẫn tươi cười hí hởn vì nhanh tay hơn bọn con gái chúng tôi.”
Người đọc nghe đâu đây thoảng thoảng hương bưởi, chát chát chua chua của ổi non và “nghĩ đến mà thèm chảy nước miếng” cái vị sấu dầm ngày ấy!
Rồi những ngày sơ tán về quê, chiến tranh là nỗi lo của người lớn cơ, với trẻ con, sợ đó rồi quên đó, mải vui với cảm giác khám phá những điều mới lạ, cứ tưởng tượng mà xem, một cô bé Hà Nội lần đầu theo bạn đi cất vó, bắt được những con tép bé xíu,… lạ lắm và vui tươi sung sướng biết chừng nào!
Trong “Nếm mùi sơ tán”, Hồng Loan viết: “Lần đầu rời ba má, như lũ gà con rời cánh mẹ, lại đến một nơi xa lạ chẳng quan hệ ruột rà máu mủ gì, buồn ơi là buồn!...”
Nhưng là trẻ con mà, nỗi buồn đó qua mau, rồi bạn bè mới làm quen: Chị Ao, chị Bờ, bạn Song, bạn Hỉ.
Buồn cười nhất là cái trò ấp trứng gà: “Chị tôi nghĩ gà ấp được thì người cũng ấp được. Thế là từ hôm đó, xin được ba quả trứng, ba chị em tôi thậm thà thậm thụt, sợ ông Biển nhìn thấy coi như toi công, và bắt đầu tự ấp trứng. Mỗi đứa một quả kẹp vào nách. Đứa nào bận việc gì thì nhờ đứa kia kẹp hộ. lúc đầu hăng lắm, sau chán vì thấy gà mãi không nở, lại rắc rối trong mọi sinh hoạt, thế là rủ nhau ra bãi cát sông Hồng lấy gạch dựng bếp luộc chén sạch. Chấm hết một trò chơi.”

Hồng Loan cũng trải qua những lần mất mát trong đời, người chị thân yêu, rồi mẹ, rồi ba… Nỗi mất mát nào mà không đau, không buốt cả hồn, Hồng Loan viết:
“Ba đi vào giờ hoàng đạo, theo như sách nói đó là giờ tốt, hiếm ai đi nhẹ nhàng thanh thản như ba. Nhưng thời khắc nào có ý nghĩa gì với tôi đâu. Tôi chỉ biết đau đớn vì mất ba.”
Mẹ ơi tỉnh lại đi!”
“Vẫn biết qui luật Sinh- Lão- Bệnh- Tử là của muôn đời, nhưng con không nghĩ rằng nó đến bất ngờ như thế.”
Tác giả cầm bàn tay giá lạnh của mẹ mà nhớ những ngọt ngào thuở xưa, những hi sinh vát vả của mẹ cho tuổi thơ con tươi vui, hạnh phúc…
“Mẹ hãy cố dậy nghe con hát một lần, và chỉ một đoạn này thôi mẹ ơi!”
Bên tai tôi như nghe văng vẳng bài hát “Mẹ” của Phan Long, tôi nhớ đến mẹ tôi và nước mắt đã tuôn rơi tự lúc nào!

Lời ru nào cho em.”
“Có ai lớn lên mà chưa từng nghe một lời ru? Và đã có bao nhiêu lời ru trong cuộc đời mỗi con người?”
Với Hồng Loan, lời ru của người cha, ngọt ngào và thân thiết, và những biến tấu rất vui, rất đời thường!
Tác giả nói: “Tôi buồn cười hỏi ba về lời ru ấy của ba hay của dân gian, ba cười hiền không nói. Rồi chờ má lâu chưa về ba lại ngâm nga:
Con mèo nằm bếp co ro
Ít ăn thì lại… ít lo ít làm
Con ngựa đi Bắc về Nam
Nhiều ăn thì lại… nhiều làm nhiều lo!”
Ba của tác giả trong lời ru có tính cách của người người lính, thật thà đến dễ thương..
Hay là:
À…á…à… mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc…hái rau mẹ à.. ờ… nhờ!
Những người mẹ mượn lời con để nhắc mình đừng vì cuộc mưu sinh nhọc nhằn vất vả mà hành hạ con cái.
Ba không còn nữa, mẹ cũng chẳng thể ru được nữa nhưng lời ru vẫn còn đây…” 
 “Lời ru” có thể là một “di sản văn hóa phi vật thể”, được chứ!

Trong “Bùa mê
Tình yêu trong đời và đạo thể hiện một cách nhẹ nhàng làm cho người đọc vừa suy ngẫm vừa thấy vui vui:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư…
Câu ca dao này ai cũng biết, nhưng theo cách thể hiện của tác giả lại thấy hay hay,  chuyện tình cảm cũng tự nhiên thôi, dù là người xuất gia trái tim cũng tươi nguyên, cũng biết rung động như người thường!
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Còn cô yếm thắm, quyến rũ người tu hành có tội hay không, trời biết!
Tôi nhớ một câu chuyện, đọc đâu đó, hình như trong báo Kiến thức ngày nay (?): (Một bài thơ kể chuyện, lâu quá rồi nên tôi không thuộc nổi!)
“Một vị cao tăng tu trên non cao, có một đệ tử sư nuôi dạy từ tấm bé đến trưởng thành, nhưng cậu bé chưa biết gì về cuộc sống bên ngoài.
Một hôm sư cùng đệ tử đi xuống núi xem con người ta sống ra sao. Sư vừa đi vừa chỉ cho đệ tử con sông, cánh đồng và những gì thấy được trên đường đi.
Có “vài cô thiếu nữ đi qua, thấy con trai ửng hồng đôi má, ngầm trao ánh mắt đưa tình!” Đệ tử hỏi thầy đó là gì, thầy đáp quanh co: “Đó là cái nón lá, rất hung hản không nên gần!”
Chiều về cậu đệ tử cứ buồn rười rượi, cơm chẳng buồn ăn, hỏi không muốn nói! Sư theo hỏi mãi, đệ tử nói: “Con nhớ cái nón lá, thầy ơi!”

Nếu đọc cuốn sách này mà bỏ qua phần tác giả phê bình văn người khác thì rất lảng phí!
Với “Đảo chìm.” của Trần Đăng Khoa, tác giả viết:
“ Đảo chìm đem đến cho ta một góc nhìn khác về cái lão trẻ vừa qua già chưa tới Trần Đăng Khoa. Nếu trong Góc sân và khoảng trời là một Trần Đăng Khoa hồn nhiên giàu mơ mộng, trong Chân dung & đối thoại là một kẻ sĩ nâng tầm vóc trong bàn luận về các cây cổ thụ trong làng thi ca, các bậc đàn anh đàn chị, các bậc cha chú… trên văn đàn dân tộc, thì trong Đảo chìm lại thấy một Trần Đăng Khoa rất con nhà lính, bỗ bã, chân chất, hào sảng… Cứ để Trần Đăng Khoa lăn lóc với thực tế, va đập với thử thách nghiệt ngã, hắn sẽ ăn sóng nói gió và dâng cho đời những hương thơm cỏ lạ hơn chăng!

Với bài thơ “Tặng em.” của Vũ Tuấn Anh, Hồng Loan đưa tôi đến những cảm giác thú vị từ “sợi nắng vàng” gom heo may, gom hương cốm…kết lời tặng em.
“ Tặng em” không mua được để trao tay, mà chỉ có thể trao nhận cảm xúc và đón nhận bằng rung động của tâm hồn (HL)
Chỉ 4 câu thơ thôi mà Hồng Loan bình thật hay, thật sắc sảo, làm cho tôi phải thốt lên rằng: “Ôi, mình cũng có đọc bài thơ đó mà, …ừ, mà mình đâu phải nhà phê bình!"
Chắc chỉ có những tâm hồn thơ mới đồng điệu, mới hiểu nhau, mới có thể nói lên những cảm xúc dạt dào như thế!

Còn nữa và còn nhiều nữa, có những bài thơ nhỏ như viết cho chính mình: “Say.”
“Rượu nào chưa nhấp mà say
Tay nào vụng, lỡ rót vay ưu phiền
Chân nào bước ngả, bước xiên
Lòng nào chuếnh choáng về miền…. không ta!”

Hay phân vân giữa đời và đạo: “Trước cửa thiền.”
“Cửa thiền cũng muốn dừng chân
Nhưng lòng còn vướng bận trăm nỗi niềm.
Mai sau dứt bỏ ưu phiền
Tịnh tâm có được về trên … Niết bàn!”

Ở Khoảnh khắc và mãi mãi của Hồng Loan còn nhiều điều thú vị mà tác giả nói lên với một giọng văn rất tự nhiên và lôi cuốn! Trong một bài cảm nhận tôi không thể nói lên được hết những suy nghĩ của mình, sợ quá dài làm các bạn thấy chán! Cuốn sách dù nhỏ, nhưng tập hợp những câu chuyện đời thường mà khi đọc xong ta nghe trong lòng có một chút gì dễ thương thân thiện như vừa được nghe tâm sự của một người bạn ở một nơi xa.   
Hãy đọc và cảm nhận các bạn nhé!

Sóc Tím.
(18/05/2013.)
----------------
@ Comment từ LonelyMan
Ngay từ khi đọc bài thơ "Em vừa qua đây", LonelyMan đã rất thích, đã nhận ra rằng đây là bài thơ rất hay, rất cảm động! Đọc đi đọc lại nhiều lần, LonelyMan phát hiện ra rằng cái nổi bật nhất làm nên cái hay của bài thơ chính là bố cục các khổ thơ và cách ngắt câu rất độc đáo:Khổ 1 được ngắt làm đôi: 2+2.Khổ 2 chỉ có 3 câu, ngắt thành 2+1.Lối cắt rất độc đáo này rất tương thích với mạch cảm xúc khi viết, cũng như khi đọc. Sự ngắt quãng thể hiện sự nghẹn ngào, xúc động, và ở những điểm ngắt bất thường là những tiếng nấc!Đỉnh điểm của sự nghẹn ngào ấy là sự hụt hẫng thể hiện ở chỗ hụt mất một câu ở khổ thứ 2, nơi chỉ còn 3 câu và ngắt thành 2+1!Chỉ đến khi đã qua cơn bàng hoàng, đau đớn, tác giả mới định thần lại, chấp nhận sự thật định mệnh, thì bấy giờ những dòng thơ mới trở lại mạch thông thường, đầy đủ 4 câu ở khổ cuối, rất dịu dàng:Em về với trời caoMây trắng, gió thì thào,Ru em, biển ngọt ngàoNgủ ngon, ngủ ngon nào…Tâm hồn thơ và cảm xúc chân thành đã khiến tác giả "xây" nên cái bố cục đó một cách vô thức và hoàn mĩ mà chính bản thân tác giả, rất có thể, cũng không nhận ra điều đó!Bài thơ "Em vừa qua đây" thực sự là một thi phẩm tuyệt vời!Đó chính là thơ đích thực!
Và đây là phần tiếp theo của bình luận về bài thơ mà theo HL nếu phần trên thiên về cấu trúc thì phần dưới đây thiên về nội dung từ ngữ, hình ảnh, dù chỉ một đoạn cuối bài thơ:

Lonely Man
Em về với trời caoMây trắng, gió thì thàoRu em, biển ngọt ngàoNgủ ngon, ngủ ngon nào...Những câu thơ rất mượt mà, ngọt ngào, vỗ về! Vẻ ngoài của những câu chữ thật hiền hòa, như bàn tay, như lời ru của chị, của mẹ!Nhưng, không chỉ có thế!Người ta thường nói về cái qui luật sinh tồn của con nguwoif là "Từ cát bụi lại trở về cát bụi", và đó là vòng luân hồi tất yếu, do đó cái sự ra đi của em Ninh dẫu có đau đớn đến mấy, cũng được nhìn nhận như một giấc ngủ! "Ngủ ngon, ngủ ngon nào!". Cái chết bấy giờ được nhìn nhận một cách nhẹ nhàng hơn.Mà đã là "cát bụi" thì chỉ có hai nơi để "về": Biển và Trời!Vì thế nên:Em về với trời caoMây trắng, gió thì thào (Bụi bay lên Trời)Và:"Ru em, biển ngọt ngào" (Cát lắng xuống Biển)!Cái chất "triết học" này trong bài thơ cũng đến một cách tự nhiên, và vô thức, ngoài dự định của tác giả! Nó đến như một sự thăng hoa tất yếu từ nội tâm của một người am hiểu cuộc đời, nhình đời bằng cái nhìn sâu sắc, và nhìn người bằng trái tim nhân ái!Và, trong khoảnh khắc thôi, thơ cứ thế thăng hoa! Những khoảnh khắc thăng hoa như thế không nhiều trong đời mỗi người làm thơ!LonelyMan đã hiểu ra vì sao ngay từ đầu đã thích bài thơ của HL rồi! 
---------------------
CẢM NHẬN CỦA BẠN XUÂN HÀ (FACE BOOK)

 bỏ 1 ngày ko lang thang trên mạng, ko đàn đúm bạn bè để nghiền ngẫm tạp văn.gập cuốn sách lại mình vui vì bạn mình đã định hình 1 giọng văn ko trộn lẫn vào đâu được,đó là giọng văn ,giọng nói của hồng loan"đời vào trang sách,sách ra với đời'.cảm ơn đã cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc,lúc nghẹn ngào vì lòng trung thành của chó vện khi thì rơi lệ vì tình yêu vô bờ bến của tình mẫu tử,khi thì nhói đau1 nỗi mất mát người thân...tát cả hòa quện trong văn phong của "khoảnh khắc và mãi mãi" cảm ơn nha

48 nhận xét:

  1. Chúc mừng Chĩ đã "Mẹ tròn con vuông"! Thật tuyệt vời khi em đã được ngắm hinh hài của nó ở đây và hy vọng một ngày không xa được cầm nó trên tay!
    Một lần nữa chúc mừng Chĩ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày sẽ không xa nếu có địa chỉ cụ thể đó em :)

      Xóa
    2. Chị cho em email để em gửi địa chỉ cho chị. Em cũng muốn "háo hức" như anh Lẩm Cẩm đấy chị!

      Xóa
  2. Chúc mừng HL nhiều nhé, nhìn cách trang trí tuyệt vời lắm, TĐ ra nhà sách ở SG tìm chắc có phải ko HL?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn lời chúc của TĐ! Cũng không đến nỗi nào nhỉw-)

      Xóa
    2. TĐ cũng muốn ngắm và thưởng thức đây HL ạ.

      Xóa
  3. Yêu cái hình hài bé nhỏ này quá! Càng yêu hơn khi thấy mẹ nó đã chăm chút, nâng niu nó như thế nào khi làm cả một đoạn phim đưa lên YouTube. Hôm nọ chúc mừng người được làm bà ngoại, hôm nay lại chúc mừng người được làm... mẹ thêm lần nữa. Hihi.
    Từ giữa tuần trước, em phải đi công tác, không vào cơ quan. Hi vọng là hôm nào quay về, sẽ nhìn thấy 1 bản trên bàn làm việc của mình. Vui lắm...

    Trả lờiXóa
  4. Ơ, chị share lên mạng thế này không sợ mất bản quyền à?

    Trả lờiXóa
  5. 54 tạp văn & thơ khá gọn ghẽ ,trình bày đẹp , dễ thương.Bản in nghiêm túc ,chuyên nghiệp.Rất mừng cho HL!:b)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xong nhận xét về hình thức là đên nội dung nghen anh P:)

      Xóa
  6. HL ơi TA đang nâng niu cháu yêu lắm đã có nhời nhưng ưu tiên sự kiện chính trị nên chưa nói được...:D Trước mắt chúc mừng đã nhé!

    Trả lờiXóa
  7. Chúc mừng chị ! Bé xinh và đáng iu lắm ạ!
    Em hy vọng mình cũng sẽ được bế "cháu":)

    Trả lờiXóa
  8. Anh đang bế cháu trên tay đây!
    Kháu khỉnh, dễ thương quá. Đúng là con của Chĩ.
    Anh sẽ nhận xét sau nhé.
    Chúc mừng Muội.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chị chúc mừng mẹ con em. Hồ Tèn nhà chị rỗi hơn nên đã chăm cháu khá kỹ, còn chị thì đang nhâm nhi cùng cafe...

    Trả lờiXóa
  11. Chúc mừng HL , Chúc mừng EM BÉ thân yêu. hy cVọng được có được 1 "KHOẢNG KHẮC" mong manh, chút xíu cũng mê rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ui,cái "khoảnh khắc" của chị thì em còn chạy bở hơi tai chị ơi. Em mong có một trong những tuyển tập thơ của chị lắm ạ:)

      Xóa
  12. Sang ngắm con của chĩ lần nữa và xem chân chĩ nay bớt nhiều chưa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn TĐ nhiều lắm. HL muốn biết nhiều hơn về bạn như bạn đã quan tâm đến HL ấyw-)

      Xóa
    2. Bài thơ của TĐ nói về mình hết rồi đó HL.

      Xóa
  13. Chúc mừng chị! Bởi vậy mà tại sao đọc blog mình cứ khen hoài, mình còn nói thích phong cách thơ của Chĩ nữa chứ... Chúc mừng chị nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lâu mới về đất liền,làm sao gặp mà tặng quà đây HĐ?

      Xóa
    2. Chị ơi, đừng áy náy khi ko tặng sách cho em, khi nào về đất liền sẽ tìm mua sách. Đọc nhận xét của anh VTA mà muốn đọc ngay sách của chị thôi! Chúc mừng chị một lần nữa!

      Xóa
  14. Một lần nữa em xin chúc mừng chị Loan nhé! Ngày chủ nhật an lành nghe chị!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Pink nha. Chúc em tuần mới đầy năng lượng:)

      Xóa
  15. Hellooooooo!:)
    Huynh ghé thăm bà trẻ đây!
    Vừa trông nom các cháu, lại vừa trông nom "con của Chĩ" - bận lắm, Muội nhỉ?
    Huynh ngụp lặn trong rất nhiều việc, ngoi lên được một lúc thôi, Muội à.
    Chúc Muội tiếp tục gom nặt được những khoảnh khắc quý nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngụp lặn trong đống công việc khổng lồ, Huynh vẫn dạo xóm để thư giãn và chung vui với láng giềng. Muội mong Huynh sẽ dừng chân góp chuyện nha:)

      Xóa
  16. Cảm ơn chị gái Hồng Loan
    Lời chị hẹn tặng làm em vui ngập lòng

    Hì hì, BD đã còm nhà chị ở HK rồi, địa chỉ BD ghi bên đó, chị chịu khó vượt sông về lại HK đọc địa chỉ của BD nha ! Cảm ơn chị thật nhiều . bó hoa tặng chị nhân tập thơ của chị được trình làng :D:bh
    [img] http://i52.tinypic.com/20rohgo.gif[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em nhiều nhé BD!
      Qủa là chị có đặt cục gạch bên HK,rồi đi biền biệt. Nghe em nhắc, chị chạy về, khôi phục lại mật khẩu và tìm được địa chỉ của em, mừng quá. Em đợi bưu điện chuyển tới trong thời gian sớm nhất nhé:)
      Tuần mới tràn ngập niềm vui cho em nghen!:-r

      Xóa
  17. Hôm nay mình vẫn còn rất "tất bật" bạn mình ạ!
    Tranh thủ ghé thăm bạn bè và cập nhật thông tin.
    Mình sẽ dành một ngày thật trọn vẹn cho đứa con của Chĩ, và sẽ gọi cho HL nhé!
    Cám ơn bạn mình nha bạn mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn đi đi về về hả chị Như Thị? Em sẽ chờ "một ngày trọn vẹn"của chị nha:)

      Xóa
  18. Anh qua ngắm cháu một cái rồi về.
    Mong Muội gom được thêm nhieuf khoảnh khắc quý để có cháu thứ hai.:)

    Trả lờiXóa
  19. Lần sau ai cho khoai nướng thì nhớ măm ngay! Chớ để vào túi xách hay cặp nghe em!Đang theo mạch nín thở cùng lớp học, bỗng tình huống củ khoai nướng rơi cái bộp! Chị cười phá lên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hi hi nhưng nếu đớp ngay thì cái cơ hội thay đổi không khí sẽ chẳng có cơ hội chị ơi! Rủi lại hoá may;)

      Xóa
  20. Chúc mừng HL nha! anh ở gần nhưng rồi quá xa xôi thờ ơ với những điều trong tán văn của HL thể hiện, mong sao tập sách này sẽ là bước khởi đầu để HL có thể bước gần hơn với đội ngũ viết văn, sáng tác thơ của Quảng Ngãi!

    Trả lờiXóa
  21. Hổng dám đâu, em còn phải học bài!
    Ah đọc xong sẽ phát biểu ý kiến nghen.

    Trả lờiXóa
  22. Em thật bất ngờ và có lẽ là người biết đứa con tinh thần của Chị ra đời muộn nhất ! Mong Chị khỏe viết nhiều hơn nữa ...Chúc mừng tỷ nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gom lại một chút khoảnh khắc thôi mà em.
      Chúc em ngày mới an vui!:)

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang