27 thg 12, 2013

Dí dỏm một cây bút viết về ngoa ngữ Việt Nam!

Từ một cuốn từ điển Chửi bằng tiếng Đức, cực nhỏ, kích thước như bao diêm, mỗi dòng chỉ có một chữ, mỗi trang chỉ có vài dòng của chính tác giả người Đức tặng, người Việt Nam - Nguyễn Văn Hoa (Tiến sĩ kinh tế!) nghĩ đến việc bảo tồn văn hoá dân gian – văn hoá Chửi. Thế là “Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam” ra đời.

Tác phẩm đã đạt "Giải thưởng văn học nghệ thuật 1998" của Uỷ ban Trung ương liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

May mắn được tác giả Nguyễn Văn Hoa kí tặng, tôi đọc liền một mạch với một sự hứng thú say sưa. Ôi chết cười, tưởng xưa nay người ta tức thì chửi vung tí mẹt lên, hoá ra chửi cũng có nguồn gốc, nguyên tắc hình thành đến các kiểu chửi  bài bản, phong phú đến thế.



Muốn phá lệ đọc sách, tôi chuyển việc đọc lời giới thiệu (của nhà văn Tô Hoài) ra sau cùng, để hăm hở đến với “Ngoa ngữ…” một cách tự nhiên khỏi bị sự chi phối của “trưởng lão” .

Và tôi cũng định lướt những mục có tính thủ tục của một đề tài nghiên cứu, để xăm xăm tìm đến món ngoa ngữ mà dân gian thường xài. Thế nhưng ngay từ những dòng tưởng chỉ là khuôn khổ ấy, tác giả cũng đã uốn lượn rất dân gian khiến tôi chăm chú từng chi tiết.

Từ những định nghĩa về “chửi” trong các từ điển, tác giả tóm tắt: Chửi là dùng tiếng thô tục để nói phạm đến ai đó. Và bổ sung: Cuộc sống đâu chỉ có chửi thô tục như hàng tôm hàng cá mà chửi bóng gió cũng gây ra hậu quả nặng nề Chửi bóng gió ở Sơn Tây mà chết cây Hà Nội.

Để minh chứng nguồn gốc dân gian của Chửi, tác giả tả bức tranh dân gian Đánh ghen
của nghệ nhân làng Đông Hồ: Cuộc chiến gồm ba người tham gia, chồng, vợ, và một cô con gái được vẽ khoả nửa thân. Người vợ lột trần tình địch, tay cầm kéo lăm le cẳt tóc kẻ thù, miệng tuôn ra hàng trận võ mồm và chắc chắn là các câu độc địa. Rồi kết luận: võ mồm và bạo lực đã song hành!

Và những câu chửi trí tuệ trong thơ văn cũng được viện dẫn để người đọc hiểu vì sao nó ra đời: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng (bà chúa thơ Nôm- HXH), Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không , Tú Xương mượn lời vợ chửi cái thói đời xử bạc với người phụ nữ. Nguyễn Du cũng chửi đổng sự bất hạnh của phận hồng nhan: Chém cha cái kiếp hoa đào/ Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi , Chửi thẳng vào sự hung hãn của bọn tay sai: Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi, đầy nhà vang tiếng ruồi xanh…Câu chửi Tiên sư anh Tào Tháo trong Đôi mắt của Nam Cao giờ cũng trở nên quen thuộc với nhiều người, rồi văn chửi mất gà của Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng.

Nói về Nguyên tắc hình thành, tác giả viết bằng một lối văn rất hóm. Người ta không thể không cười , cười mà nhận ra rằng : chửi thực sự là một hành động (nói) tinh vi có sức công phá ghê gớm!

Câu chửi trước hết tấn công và bộ máy tiêu hoá của đối phương. Bắt đối phương phải ăn những thứ bẩn thỉu nhất trên đời. Khiến đối phương nghe mà khiếp đảm
Ví dụ: mày ăn cái ngữ gì vào mồm mà ngu thế không biết…

Trong lúc đối phương đang phải ăn những thứ bẩn thỉu thì lại tiếp tục giáng những đòn trí mạng vào bộ não- trung tâm chỉ huy toàn cơ thể.

Ví dụ: Đồ hèn, đồ vô giáo dục, đồ dốt nát…
Sau đó đánh vào đôi chân- phương tiện đi lại của đối phương:
Ví dụ:Mày đi đâu thì đắm đò trôi sông…
Tiếp nữa là tấn công bộ phận nghe nhìn và cơ quan phát thanh của đối phương:
Ví dụ : Đồ mù,, câm như hến, điếc hay ngóng ngọng hay nói…
Đòn đau hơn là đánh vào bộ phận sinh sản của đối phương:
Ví dụ: đồ tuỵệt tự tuyệt tôn..

Và bằng những cách:

Triệt khát vọng làm giàu của đối phương: Mày đi buôn thì cùn cụt vốn..
Hạ bệ người khác:  đồ vét đĩa, xách dép cho tao không xong…
Dùng lối ví von: Mồm cá chép mép lái trâu, khờ đặc cán cuốc…
Dùng các nhân vật trong truyện: Đồ Sở Khanh, Chí Phèo đời chót, Grăng đê (chỉ sự keo kiệt), đa nghi Tào Tháo…
Nói chệch: ăn “phụ khoa” của bà.

Tác giả còn liệt kê nhiều hình thức chửi khác như: dùng con bài (đồ tốt đen, cửu vạn), dùng cách đặt tên con (là Lý, Chánh để khi chửi con là ám chỉ  bọn chức sắc phong kiến tay sai đế quốc…)

Hình thức Chửi câm cũng được tác giả giải mã rất sinh động:
Chửi câm: Chửi bằng động tác kịch câm.

Rồi bình luận: chửi không lời cũng rất ác liệt nếu đối phương có những động tác thô bỉ. Và miêu tả: Tay chỉ hoặc vỗ vào bộ phận sinh dục (hình như  chỉ có bộ phận này mới có tác dụng gây sốc ?) hoặc mông mình sau đó chỉ vào miệng đối phương thì cuộc chửi nhau cũng đẩy lên cao trào không kém gì bà mất gà, “hát dân ca” trầm bổng véo von. Ngữ điệu trong câu chửi cũng làm tăng hiệu quả của trận – chiến dịch chửi. Chửi như đại liên bắn, không cho đối phương kịp “nhả đạn”. Chửi một mạch kéo dài sau đó thở. Nhưng có kẻ dùng chiến dịch cầm chừng, có nhịp, ăn miếng trả miếng, căng đối phương ra kéo dài thời gian làm cho đối phương hao hụt về thể lực, thi thoảng “xỉa” ra một câu cay độc, đối phương lồng lên, tuôn hết kho báu của quý ra, thì lại nhấm nhẳng chọc ngoáy.

Sự thống kê của tác giả về các kiểu loại chửi trong dân gian Việt Nam cũng làm ta không khỏi ngạc nhiên, sao người Việt sử dụng ngôn ngữ biến hoá thế: nào là chửi bới, chửi chó mắng mèo,  chửi chữ, chửi bằng tục ngữ, nào là chửi đổng, chửi mắng, chửi rủa, chửi bậy, chửi thề, rồi chửi điển tích, đến chửi “cầu”, chửi thơ, chửi lái (nói lái), chửi khen giễu, không từ cả chửi “địa danh”, lại còn chửi nựng và chửi yêu, chửi đế quốc thực dân.

Ví dụ: gà què ăn quẩn cối xay (chửi chó mắng mèo), lắm sãi không ai đóng cửa chùa (chửi chữ và chửi tục ngữ), mẹ kiếp (chửi thề), Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê (chửi thơ), máu Hoạn Thư (chửi điển tích), lũ Châu Quỳ sổng chuồng (chửi địa danh), trời đánh thánh đâm (chửi rủa), lũ Việt gian (chửi đế quốc tay sai).

Người Việt đã sử dụng ngoa ngữ trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống chọi với thiên nhiên và đời sống hàng ngày. Nhưng họ cũng rất biết những kiêng kị khi dùng nó. Tác giả cũng nêu các trường hợp như: không chửi con, đánh chó chửi mèo trước mặt khách, hay trong đám ma, đám cưới, Lễ, Tết….

Để tiện tra cứu kho báu ngoa ngữ, tập sách tuy không dày nhưng cũng đủ cả phần tra cứu theo thứ tự A,B,C bằng chữ Việt và Chữ Nôm.

Đọc xong tập sách mà tác giả dày công tích luỹ, sắp xếp, phân loại, phân tích xong, mới đối chiếu lời giới thiệu của Tô Hoài, tôi thấy tác giả Dế Mèn phiêu lưu kí dành số dòng cũng như câu chữ nói về tập sách của Nguyễn Văn Hoa chưa cân xứng với những điều ông nói về khát vọng lưu giữ văn hoá dân gian. Hay nói đúng hơn Tô Hoài đánh giá tập sách chưa đúng tầm của một Giải thưởng mà Uỷ ban Trung ương liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã vinh danh.

Còn tôi, tôi trân trọng công trình nghiên cứu mảng ngôn ngữ gai góc mà tác giả Nguyễn văn Hoa Cứ tìm lấy lối đoạn trường mà đi , để đưa chúng ta đến với kho báu dân gian bằng lối viết dí dỏm, giàu hình ảnh. Và tôi đoan chắc không người Việt Nam nào lại chưa từng sử dụng vốn quý ấy một lần trong đời với cách lựa chọn tinh tế phù hợp hoàn cảnh!

Chắc chắn một điều tiếng Việt còn thì ngoa ngữ còn! Biết dùng ngoa ngữ đúng nơi đúng chỗ sẽ phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống . Nghệ thuật đó thuộc về mỗi chúng ta!

61 nhận xét:

  1. Tem cho em Ếch!
    Muôn màu muôn vẻ ngoa ngữ, đọc xong thấy mình ..cũng muốn học hỏi một chút chị ơi:x
    Thành thật khai báo là em luôn bảo người ta.." xéo đi với quỉ" hoặc " mũi dài quá đấy" ( đừng nhúng mũi vào việc của người khác) . Hi hi nói theo kiểu mắng vui thôi:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói đến chửi thì phải nói đến bài mất gà kinh điển. Em chứng kiến rồi , vần điệu, câu từ, phong cách chửi quả là đặc trưng chị ạ!
      Một ngày nào đó về làng quê bắc bộ,thiếu bóng cụ bà răng đen, nhai trầu, mặc quần chân què vừa đi khắp xóm tìm gon gà vừa chửi thì em sẽ cảm thấy rất thiếu đó chị :x

      Xóa
    2. Ừ, đến "chửi "mà không học hỏi thì có bị xếp vào hàng thiếu vốn giao tiếp ấy chứ! :p

      Xóa

    3. Hôm qua em về đọc bài này cho giai nhà em nghe, giai bổ túc thêm cho mấy kiểu của cụ bà hàng xóm mà giai ấn tượng đến bây giờ. Làm em bị một trận sặc cà phê :(



      Xóa
    4. Có lẽ cuối năm mình thiết kế một Gala về kho báu nay cho nó đậm đà bản sắc dân tộc em nhể?
      (em ghi các câu giai nhà nhớ cho chị săc cùng với :))

      Xóa
    5. Em giơ cả hai tay ủng hộ ý tưởng này của chị:x
      Còn chuyện giai kể em giữ làm vốn thôi, viết ra đâu thì nhiều cái " chệch" lắm á! ;)

      Xóa
  2. bài điểm sách rất thông tuệ

    Trả lờiXóa
  3. Ha ha... Ngoa ngữ! Hay thiệt! Chị Ngựa phải đọc thật kỹ đây! (Phải cóp về nhâm nhi dần, chứ cái đầu đã lão hóa mà đọc thế này...chắc không nhớ nổi mô)
    Kiểu này thì Lão Tân có dịp để tha hồ hát về "các chị nhà ta chửi hay" nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ thưa , lão xin gửi vào giữa mấy chị một con Vịt cho xôm tụ ạ!
      Nói là nói thế thôi chị ngựa , đàn ông nhiều lúc vẫn có những đam mê khác người - đó là thích nghe chửi! Tiếng chửi từ các người đẹp , nghe êm ái mà rung động lắm , nó đánh thức các cảm giác, các nơ ron thần kinh trong mỗi con người , ùa về cùng lúc, phát tán và thăng hoa thành cảm xúc... Bài viết trên đây của HL là một ví dụ. Chị cũng nhận thấy những câu ngoa ngữ được tác giả khen nhiều hơn chê , thấy mật ngọt nhiều hơn cay cú , đúng không nào ? Ếch con ở dưới đáy giếng , còn biết chửi xéo :" Mũi dài quá đấy " thì rõ ràng ngoa ngữ phổ cập không những quanh miệng giếng cho mọi người và còn rớt xuống đáy giếng cho chị em ta !
      Ngoa ngữ trong cuộc sống hàng ngày , trong cả thi ca chỉ làm thăng hoa thêm cảm xúc cho mọi người thôi. Nếu chửi thẳng : " Đừng dí mũi vào việc của người khác " thì Ếch chửi xéo là một nghệ thuật của ngoa ngữ - và nên phong tặng Êch là " Ngoa sĩ" thứ 2 - đứng sau số 1 là ...Ngoa sĩ Hồng Loan ! hehe - Trong các dòng thơ ma mỵ của chị Ngựa , rải rác từ trước đến nay, có không ít những ngữ cảnh , những cảm xúc , những rung động được dùng hơi quá so với thực tế , cũng vì cảm xúc dâng tràn nên nhiều khi thái quá mà thành ra ngoa ngoét - nên chị Ngựa cũng thành Ngoa sĩ số 3 trong entry về chủ đề ruột rà này !...Và các Ngoa sĩ bóng hồng blog chúng ta còn xếp hàng dài như.. duyệt binh nửa kìa - để nói lên lực lượng hùng hậu của các...Ngoa sĩ !
      Còn mấy lão đàn ông , toàn rặt chửi thề , chửi bậy , không biết chửi xéo , thể hiện sự thô thiển và văn hóa lùn...không bác học như phụ nữ nên họ chỉ là người ...đứng nghe thôi. Còn lâu - Tết Công Gô - mấy ông mới thành Ngoa sĩ!
      Xin trân trong các Ngoa sĩ , mang đến cho người , cho đời những nét tươi vui nồng ấm , những cảm xúc thăng hoa hàng ngày để ta quên bớt mệt mỏi mà làm việc - Trước thềm năm mới , lão cũng xin trân trọng gửi lời chúc mừng năm mới đến chị em ta luôn khỏe và đẹp - Những người đã thành danh Ngoa sĩ thì tiếp tục phát huy , còn chưa thì...cố gắng ! hehe

      Xóa
    2. Lão Tân răng mà hay chen ngang rứa hề? Hay lão có thẻ thương binh!
      Nói rứa chơ chị Ngựa mới viết được có 3 dòng mà lão mần cả tràng giang đại hải. Qua đó cũng chứng tỏ ai "ngoa sĩ" hơn ai roài...

      Xóa
    3. Phải nói hiểu lão xương sườn mấy ai bằng chị Ngựa :D
      Câu đầu của lão cũng thuộc hàng " cự phách" . Cái sự xéo cũng được lão đẩy lên cao vút đấy chứ ạ!
      Tiểu nữ ( tặc) tập trung chuyên
      môn ( vững tay kéo cắt cái cần cắt) đã.:x



      Xóa
    4. @Ngựa Mỏi Chân Rồi: Chị mềnh ơi, không cần vẽ đường thì hươu vẫn phi sang bây giờ. Thiệt thà chi mà thiệt dữ zẫy trời cao đất dầy ơi!
      @tan_262: Khi đặt bút bàn về vấn đề này, biết ngay thể nào cũng có lão cười ha hả mà.Tưởng lão né đường cho khỏi bẫy việt vị chứ? Ai dè chân sút này cũng có kiến tạo được lối đá nào sáng sủa đâu, toàn bị đối phương bắt bài. Đừng vội hí hửng nghen! nên nhớ còn phút thứ 89 ! Loa cứ chờ đấy.
      Nhưng mà trong thời gian chờ những cú ngoạn mục sau thì lão cũng tranh thủ nghe tí cho đỡ trống trải cái bộ xương sờn lộng gió của lão này:
      1. Lão vinh danh "ngoa sĩ" cho từng "blog sĩ" vốn rất tha thiết trút những nỗi niềm chân thật của mình vào từng trang từng trang blog cho lão hàng ngày quên đi nỗi mệt mỏi, như vậy có công bằng không hở lão xương sờn si? Rồi lão nghe thơ để lắng dịu tâm hồn hay mơ hão của lão mà lão lại bảo họ "ngoa ngoét"(có mỗi chữ ngoa "ngoắt" mà lão cũng không gõ chính xác!)
      2. Lão bảo lão cảm ơn các "bác học" mà lâu lâu lão trả ơn "bác học" bằng những cú đánh lén bằng những chiếc com ké lúc chị em thiếu i-ốt đột xuất, còn lúc chị em tỉnh táo thì lão giả vờ "he he"?
      3. Lão luôn tỉnh nhưng cứ giả say. Còn lúc bét nhè thì giả vờ tỉnh để ném đá tùm lum tà la
      còn nữa, để hội ý xong tiếp tục sau
      @Thanh Bình CZ: Em yên tâm đi cái mũi của Pinokio ít ra cũng có người tự kỉ ám thị là tốt rồi!

      Xóa
    5. Lão Tan tỉnh, lão Tan say ( chị HL bảo thế)
      Lão phong "ngoa sỹ" đến Ếch này.
      Tiểu nữ hôm nay rời tay kéo.
      Mới bàn đến chuyện lão ... tỉnh, say.:-L


      Cái sự vinh danh " ngoa sỹ" của lão dành cho tiểu nữ}tặc) cứ làm tiểu nữ (tặc) nhớ chức " Bật Mã Ôn" của lão Tôn lúc lên thiên đình làm tay chăn ngựa :8)
      Giờ bàn thêm về thứ bậc "ngoa sỹ"
      "lão xin gửi vào giữa mấy chị một con Vịt cho xôm tụ ạ!( "bác học" lắm í ạ) tiểu nữ có xa nhà lâu đến mấy cũng nhớ câu " hai người đàn bà thêm con Vịt thành cái chợ'" cho nên "NGOA SỸ" sẽ được trang trọng phong cho lão, kèm chiếc áo "hàn lâm viện sĩ " viện "ngoa ngữ học".

      " Mũi dài" chả phải thứ mà tiểu nữ(tặc) dùng xéo một cách sáng tạo/nghệ thuật (như cái chiến thuật dùng " trung vệ thòng" của lão) mà chỉ là các dân mắt xanh mũi lõ hay dùng , tiểu nữ cũng áp dụng theo thôi :)
      P/S:
      Chị HL bảo lão chưa thăng hoa trong chiếc áo số 7 kìa.
      Coi chừng đội hình 5-3-2 sắp xếp lại thành 4-3-3. hờ hờ..

      Xóa

    6. Chị HL ơi!
      Em thấy rùi ạ!
      Ờ mà...
      Chị Om em bận lu bu.!( câu lục)
      Em đặt gạch giữ chỗ cho chị í và ngồi đợi ạ:8)


      Xóa
    7. hahà...Ếch thân mến.
      Chị Om em bận lu bu.!( câu lục)
      Cho nên em phải cầm...kéo nằm chờ! ( Câu bát )
      Sao chưa thấy ...Ngoa sĩ ẩn danh này xuất hiện Ếch nhỉ? Đừng vắng lâu thế lão nhớ !

      Xóa
    8. Ối giời, hồi sáng vào đây rồi mà chưa kịp đọc còm. Giờ mới đọc mà tìm mãi mới thấy chỗ để giả nhời (sao blog của chị Hồng Loan ko có chỗi giả nhời ngay dưới bình luận nhỉ?)
      Cơ mà...
      Chị Om em bận lu bu
      Ếch em cầm kéo cắt... béng xương sườn
      giùm chị tí!

      Xóa
    9. Ếch, OM ơi đứng ở đây
      Mà dẻ sườn quắt quăng dây vào mình x(

      Xóa
    10. @Lão Tan.
      Chị OM em bận lu bu.
      Nếu không thì lão đứt tay tức thì.
      Lão lại cả né còm trước, vớt câu bát còm sau, thiếu logic.
      Nói theo ngôn ngữ bóng đá là...vỡ thế trận . Zero



      @ Chị OM
      Thôi năm mới rồi tha cho lão.

      Cả ngày lão bận lu bu.
      Đêm về lão chỉ lôi blog ra dòm.




      @ Chị Hồng Loan.

      Trung phong số bảy mờ u (MU -Manchester United )
      Một mình dẫn bóng lu bu ích gì.

      Đội hình 5-3-2 nhá:))
      Em chạy cánh trái, thẻ vàng thẻ đỏ vô tư đi:x


      Xóa
  4. Hồi sơ tán chị cũng gặp một bà bị mất gà mà chửi đổng đến mức kẻ ăn cắp phải mang gà về trả...
    Thật không ngờ là có cả những nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc về Ngoa Ngữ! Hay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa, có câu : - " Một người làm quan thì họ được cậy / Một người làm bậy thì cả họ mặt "
      Ngoa sĩ sử dụng ngôn ngữ thâm độc đến nỗi kẻ cắp phải mang gà để trả thì thật là khâm phục.! Đàn ông to xác thế kia trong trường hợp này cũng chỉ ...liếm mép chịu mất thôi chị. Chị là hàng xóm của bà kia , vì thế ít nhiều cũng có chút...thơm lây - Lão xin đề xuất chị là Ngoa sĩ số 4 ạ ! hehe

      Xóa
    2. @vu song thu : Chị ơi đề tài nghiên cứu nghiêm chỉnh đấy chị, có đầy đủ quy trình, quy định bài bản hẳn hoi. Nhưng cái hay là viết không khô cứng ,đọc cười bò lăn ấy chị ạ.
      @tan_262 :Ối giời ơi lão này hỏng toàn tập rồi, trẻ không tha già không thương làng nước ơi!

      Xóa
  5. Một cuốn sách hay nên đọc, ngày trước ra chợ nghe các bà chửi nhau nhiều lúc cũng thấy hay hay, vì rất bài bản như trong sách! Cám ơn HL đã viết bài này, mình đọc lại thấy tò mò muốn mua để nghiền ngẫm cái văn hóa dân dã thuần Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị ơi sách này tái bản có bổ sung mấy lần rồi.
      Chị có thể mua ở:Nhà sách Mão, tầng 2, số 5 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm Hà Nội chị ạ.
      Cũng nên có một quyển ở nhà cho vui chị nhỉ.hi:)

      Xóa
  6. Cuộc sống cứ phẳng lặng, nay khen , mai khen chẳng có chút ..ớt nào trong gia vị bữa ăn cũng thèm ! Bài viết của HL làm lão muốn tìm đọc cuốn sách này hơn cả...cơm trưa đấy nhé.Một chủ đề mà người khác hay né tránh thì dưới bàn tay phù thủy của tác giả và lời cảm nhận ủa...Ngoa sĩ thấy hấp dẫn quá đi thôi!
    Cho lão đọc cuốn sách ấy, đặt lên bàn một cục gạch - ý quên - cục vàng ròng - rồi bảo viết cảm nhận , chắc lão cũng chỉ viết được vài hàng rồi.. gãi tai thôi.
    Xin gõ mấy lời hoan hô về chủ đề và trang viết , và không ngại bày tỏ thích luôn ...Ngoa sĩ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơt này ơt chỉ thiên đấy, cay xé lưỡi chưa lão, muốn gia vị có gi vị!
      Lão vẫn biết chủ đề người ta thường né tránh để thấy cái tài hoa của bàn tay phù thuỷ đã phù phép cho nó.Nghĩa là nếu lão viết cảm nhận lão sẽ không "nói chệch" (chữ tác giả) chứ? thế sao lại chỉ thích thực hành?

      Xóa
  7. Còn có cách chửi không phải chửi ,HL ơi:Tổ cha mi (Bà mắng cháu),Bố mày (mẹ mắng con),rõ là lần khân (vớ mắng chồng )...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là chửi yêu đấy anh ạ. Muốn biết rõ, anh phải hỏi mấy chị kia kìa. Hehehe...

      Xóa
    2. Anh HL giải thích rồi đó anh P!
      Anh HL coi chừng bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới từ lão tan_262 đó!

      Xóa
  8. Đây là quyển sách mình mới nghe đầu tiên đó. Té ra, chửi cũng có sách nữa cơ! Hèn chi mấy bà chửi nhau có vần, có điệu, bài bản như hát em nhỉ? Cám ơn em đã giới thiệu cuốn sách này
    Chúc em ngủ ngon nhé
    [IMG]http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Chuc-mung/specialgoodnighthdimages_zps02f91d7e.gif[/IMG]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi cả công trình nghiên cứu ,tích luỹ ấy chứ. Mình phải biết đến kho báu này mà bảo vệ để sử dụng và bổ sung cho nó giàu lên anh ạ

      Xóa
  9. Thế này thì phải học chửi thế nào cho có...học!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, bắt đầu những bài chửi yêu chửi nựng con cháu...:)

      Xóa
  10. Xem ra cái văn hóa chửi cũng lắm kiểu chị gái nhỉ ? Cứ chửi cho có học, cứ lấy mấy cái tên bệnh viện ra mà chửi chắc đỡ ngại hơn, chị gái bình chị có trên cả tuyệt vời trở lên thôi, trời lạnh thế ni chắc chửi ấm lên nhiều chị hi

    Chúc chị gái đón xuân mới 2014 thật an lành, hạnh phúc ngọt ngào như mật ngọt chị nhé ! (~_~)

    [img] http://img1.funscrape.com/en/happynewyear/46.gif[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chửi mà ấm lên thì xứ lạnh đoạt cúp vô địch em nhể :))

      Xóa
  11. Hihi...
    Đúng là không ngoa về cái ngữ của bạn mình!
    (Mình đã đọc một số bài của tác giả " Nguyễn văn Hoa" này đấy bạn mình ạ!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế à, hôm nào chị NT giới thiệu nhé.Chắc thú vị lắm đây!

      Xóa
    2. Lão xin đón chào Ngoa sĩ Như thi ạ!

      Xóa
  12. Đề tài này thật thú vị! Có khi hôm nào phải tổ chức một event cho mọi người đóng góp những câu chửi trí tuệ, chị nhỉ! :))
    Ở ngoài Bắc, em được nghe những câu chửi kiểu này nhiều. Vào miền Nam hầu như không còn nghe nữa! Người miền Nam hiền lành và bộc trực, nói gì thì nói thẳng, ít khi dùng ngoa ngữ. Sống với người Nam dễ chịu, nhưng đôi khi nghĩ lại thấy mình cũng bị mất mát một số vốn ngôn ngữ dân gian đặc trưng vùng miền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nhận xét rất đúng . Người Nam bộc trực, thỉnh thoảng chửi thề chứ ít dùng các kiểu chửi bới chửi rủa, chửi bậy chửi điển tích,chửi câm...
      Lời cuối cuốn sách của tác giả cũng mong muốn mọi người hãy bổ sung thêm ngoa ngữ của các vùng miền, địa phương, người miền núi, kiều bào ở nước ngoài.
      Có lẽ Gala cuối năm chọn đề tài này để làm mới lại nội dung đã có từ xưa cũng hay em nhỉ

      Xóa
  13. Chúc bạn năm mới luôn an vui!

    Trả lờiXóa
  14. Đọc bài của em, rồi đọc lời bình, thấy vui quá, chắc phải mua cuốn này về đọc để cón biết văn hóa chửi, hì hì! Hồng Loan ơi em thành nhà phê bình rồi đó! Chúc mừng nhé! Đón năm mới DL vui tươi hạnh phúc với hai cô bé thiên thần nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là phải biết văn hoá chửi chi ơi. Vũ khí lợi hại lắm đó :))
      Năm mới chúc chị luôn khoẻ mạnh, yêu đời,thường duy trì sinh hoạt nhóm chị nhé:x

      Xóa
    2. Gần tết rồi, chưa viết bài mới sao em, sinh nhật 2 cô bé sao không thấy em tải hình lên... Nhớ mai đến nhé, mấy chi ẹm mình xả stress!

      Xóa
  15. TA sang chúc HL và gia đình năm mới mạnh khỏe nhiều may mắn và luôn hạnh phúc. Đọc bài viết và lời comt của mọi người TA học được rất nhiều điều bổ ích

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuấn Anh cũng kịp về chúc mừng năm mới. Cảm ơn nhiều
      Sang năm 2014 chúc Tuấn Anh cùng gia đình tràn ngập niềm vui, mọi sự đều an lành, tốt đẹp! :)

      Xóa
  16. Năm mới vừa sang rồi chị ơi!
    Em chúc chị và gia đình luôn an vui, hạnh phúc, mạnh khỏe và may mắn!:)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả chúng ta năm mới đều an lành, vạn sự như ý ! :x

      Xóa
  17. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc chị năm mới bình an
      Vạn điều như ý, gặp may phát tài (~_~)

      [img] http://i1086.photobucket.com/albums/j446/hadangtin/Duong/2014BD_zpsa32927f0.gif
      [/img]

      Xóa
    2. [img] http://i1086.photobucket.com/albums/j446/hadangtin/Duong/2014BD_zpsa32927f0.gif[/img]

      Xóa
  18. Nhờ bạn chuyển lời với TS Nguyễn Văn Hoa là nhớ tặng cho bà già TTM một quyển nhé!
    Cám ơn bạn :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng sẽ chuyển lời yêu cầu của bà già TTM đến tác giả NVH.
      Còn bà già TTM thì chuyển vài lời bình gọi là vào ẻn đi nha. Cảm ơn nhiều ạ! :)

      Xóa
  19. Mã đáo thành công!
    Cảm ơn bạn nha! Chúc bạn năm mới vạn sự như ý!

    Trả lờiXóa
  20. Năm mới vui khỏe an khang và thành công chị nhé!

    Trả lờiXóa
  21. TA đã được đọc thơ của anh Hoa in chung cùng Misa, nay đọc bài viết của HL thêm tự hào về người đồng hương của mình HL ạ

    Trả lờiXóa
  22. Hay quá phải tìm mua đọc mới được

    keyword: nhung quyen sach hay nen doc

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang