Lâu
lắm, hôm nay chị chàng mới gặp lại người bạn, đồng nghiệp năm xưa. Cả hai cùng cười khi nhắc lại kỉ niệm cái ngày cùng đi coi thi chung một Hội đồng với nhau.
Hồi
ấy chưa có điều kiện giấy mực như bây giờ, internet thì chưa có khái niệm! Mỗi
lần đi coi thi, giám thị phải quay lưng (và những bộ phận không tiện kể) bất
đắc dĩ vào thí sinh suốt từ lúc chép đề cho đến lúc chấm hết. Tay mỏi rã rời, mồ
hôi vã đầm đìa (vì có những đề gồm A, a ,b, c…lê thê) và đã có biết bao tai nạn
nghề nghiệp xảy ra với những trường hợp chép đề môn thi không thuộc chuyên môn của
người coi thi, hình như đó là cách mà người quản lí cho rằng sẽ tránh được việc
ngứa tay, ngứa miệng của những người không để “thấy chết mà không cứu”!
Và
điều đó đã xảy ra khi chị chàng cùng chị bạn kia coi thi chung môn vật lí ở một
Hội đồng thi năm ấy. Bạn chị, được phân công làm giám thị 1, chịu trách nhiệm
chính việc chép đề lên bảng, còn chị làm giám thị 2, soát lại nội dung đã chép
trên bảng. Sau khi chép đề và soát lỗi xong , hai chị phủi tay phấn, ung
dung ngồi vào vị trí, rung đùi để làm nhiệm vụ!
Thời
gian cứ lầm lũi trôi qua trong sự mòn mỏi của người coi thi và trong sự hồi hộp
của người đi thi. Đâu đó trong phòng bắt đầu rì rầm, thì thầm nhỏ to…Các chị
đứng lên quan sát, nhắc nhở theo đúng nội quy phòng thi. Đám thí sinh nhiều đứa bắt đầu gãi tai, vò
đầu bứt tóc… vì cái đề quái gở, giám thị hành lang nghiêng ngó trấn an. Đoàn
thanh tra của ngành cấp trên đi vi hành, một chuyên viên giương mục kỉnh đọc đề
trên bảng chẳng có ý kiến gì, tiếp tục sang phòng khác. Đến lúc trống báo hiệu
còn 15 phút hết giờ làm bài, phòng thi vẫn nhốn nháo, chị chàng mới hỏi xem có
điều gì bất thường không, nghe thí sinh thắc mắc về “Quy tắc bàn tay trái”
không phù hợp với đề, các chị mới ù tai, hoa mắt vì cái “Quy tắc bàn tay phải”
đã bị chép thành “Quy tắc bàn tay trái”! Thật là một thảm hoạ kinh khủng! Đúng
là sinh nghề tử nghiệp! Sai một li đi một dặm, điều kiện đâu cho chúng giải bài? Thôi phen này chết chắc! Chị bước những bước đầy ân hận, (nhưng rất khẩn
trương) lên báo cáo chủ tịch hội đồng coi thi (sẵn sàng đợi ông chan tương đổ
mẻ lên đầu, cho đáng kiếp cái sự bất cẩn!) để có hướng xử lí. Sau một hồi cau
có, quạu cọ, mắng mỏ, ông đã cho lập biên bản kèm theo tập bài thi, và cho tính
thêm giờ làm bài. Rồi mọi việc cũng kết thúc .
Trong
phần rút kinh nghiệm cuối buổi thi, một lời đe doạ được phán: “ Hai giám thị X,
Z sẽ bị treo giò mùa thi sau” (mặc dù tay viết sai, nhưng giò phải bị treo!)
“Quy tắc bàn tay trái” trở thành bài học nhớ
đời cho hai bổn cô nương. Và “Quy tắc bàn tay trái” hay tay phải, “Quy tắc vặn
nút chai” hay đinh ốc…đều có thể trở thành nỗi ám ảnh cho ai đó nếu thiếu cẩn trọng khi làm việc. Làm sao để trong cuộc sống, những gì thuộc về“Quy tắc” đều
phải được tôn trọng? Như “Quy tắc ứng xử”,
bao giờ người vi phạm biết tự xử mình
theo đúng quy tắc?
Đúng là tai nạn. Ngày xưa đi học toàn phải thuộc nằm lòng tất cả các bài vè về toán lý hóa để còn áp dụng. Thế mà hiệu quả ra phết đấy cô giáo ạ! Ví dụ
Trả lờiXóa"Cô cô cô tổng cộng cô trừ
Sin sin cô hiệu lại trừ tổng cô..."
XIN CÁI TEM NHÉ!
Học trò cố thuộc kẻo nhầm cô la, còn cô nhầm chỉ chết học trò thôi ạ!
XóaVề cách học lượng có nhiều bài vè , giờ vẫn nhớ anh TT ạ:
Tang ta cộng với tang mình
Bằng sin hai đứa chia cos minh cos ta!
Ồ, quy tắc bàn tay trái thú vị quá chị ạ! Lúc em mới đọc cái tít em đã giật mình "Sao mình chưa nghe thấy quy tắc này nhỉ!". Hihi. Chủ nhật vui vẻ nghe chị ơi!
Trả lờiXóaEm chưa nghe quy tắc này bao giờ à?
XóaMột kỉ niệm khó quên của lính mới đó em
Hóa ra... cái đoàn gọi là Thanh tra đó giương mục kỉnh lên cho có lệ chứ có đọc đâu nhể?
Trả lờiXóaBây giờ vẫn còn kiểu thanh tra như thế chị ơi!
XóaHì hì, "quy tắc bàn tay trái" nhớ đời phải không em! Chủ nhật vui tươi Hồng Loan nhé!
Trả lờiXóaSau đó còn vài "quy tắc" nhớ đời nữa chị ạ.
XóaVẫn chưa thiết kế được cuộc gặp sau chị nhỉ. Chúc chị luôn khoẻ, vui!
Em gái BD thuận tay trái chị gái à, em làm chi cũng tay trái hết, măm cũng tay trái nhưng riêng cầm bút viết thì bằng tay phải hì hì
Giống "người dưng khác họ" của chị thế!
XóaTuần mới an lành nhé em!
Chúc chị gái tuần mới an lành
Quy tắc bàn tay phải thực hành chị nha (~_~)
Trên đối tượng nào hả em?
XóaNhớ lại cái thủa học sinh khi làm bài tập lý tay cứ thu thu nắm nắm,chỉa ngon cái ...thật buồn cười.Quy tắc này cũng hay nhầm khi làm bài ,huống chi viết (HHP nhớ thầy giáo bày PHẢI là PHÁT(Phát điện),lâu quá rùi biết đúng ko ?).GT xử lý hay chứ thu bài xong còn rối nữa...
Trả lờiXóaGiám thị ham dzui, tẹo tèo teo nữa là bị Hội đồng đánh cho bỏ nhiệm sở luôn !
XóaChúc chị tuần mới nhiều niềm vui, bình an, hạnh phúc và công việc luôn tốt đẹp
Tuần mới chúc MCT an lành!
XóaƠ, em chưa bao giờ nghe nói đến cái quy tắc lạ như thế.

Trả lờiXóaĐúng là trong cuộc sống, những gì thuộc về quy tắc đều phải được tôn trọng, trong đó quy tắc "sử dụng đúng người, đúng việc" là quy tắc hàng đầu. Nhưng chính người quản lí đã không thực hiện quy tắc đó thì tai nạn xảy ra là đương nhiên rồi!
Các quy tắc ấy hồi xưa chưa đưa vào chương trình phổ thông, sau này thì có, em ạ. Kỉ niệm đi coi thi đáng nhớ của bọn chị. Giờ thấy việc tổ chức thi ấy lạc hậu quá. May mà không để lại hậu quả nghiêm trọng. Bạn chị sau này đi đường khác, chỉ có chị là "cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm" thôi em!
XóaEm tút lại "chuyện ma phần 3 " xong chưa, chị đang đón đọc đây!
Hì, em thì chờ chị hết đau đầu gối.
XóaQuy tắc thì cứng ngắc
Trả lờiXóaSang thăm chúc bạn an vui ấm áp nhé.
Quy tắc thì cứng ngắc
XóaChỉ có người ngúc ngoắc
Suýt thì thôi...chết ngắt!
Chúc cô giáo những ngày hè nóng bỏng thật vui, và chuẩn bị tinh thần vào năm học mới thật khí thế.
Trả lờiXóaBao giờ chị về? Nếu có điều kiện nhất định gặp chị nhé!
XóaCó những cụm từ mà nó được " mặc định" .

Trả lờiXóaVí dụ " qui tắc bàn tay phải"
Hì hi, thanh tra chuẩn phết chị nhỉ
Ưm, không cần chỉnh em nhể
XóaMột " tai nạn" hi hữu, nhưng quan trọng nhất là giám khảo đã rất dũng cảm
Trả lờiXóaMay mà sống lai rai đến tận bây giờ
XóaLần lựa mãi , lão cũng mò vào được em đấy - giỏi không nào ? hehe ...vừa thích vừa ...sờ sợ !
Trả lờiXóaLâu rồi , lão không vào blog ( Nhưng vẫn ...nhớ em đấy ). Hôm nay tạm gõ mấy chữ xem có hiện lên không nào. Và rồi lão sẽ quay lai với em - quay lại những bài viết của em . Lão tan_262 xưa cũ.
Trước hết xin hỏi lão:
Xóa1. Vì sao lão phải "lần lữa"? hay lão "gây án" ở đâu nên phải dấu tung tích?
2.Lão "mò" vào blog chứ "mò vào em" thì nhớ bảo trọng nha lão!
Sẵn sàng vui vẻ, chào mừng, phấn khởi...nghênh tiếp lão !
May... mình không phải coi thi viết bao giờ. chúc cuối tuần vui nhé , HL ơi!
Trả lờiXóaNhưng coi thi vấn đáp cũng gặp tai nạn như chơi phải không chị?
XóaChị luôn vui khoẻ suốt tuần nha chị!
Một kỷ niệm nhớ đời nhỉ? Tai nạn nghề nghiệp, Thời đó mà viết đề ktra chỉ cần sai 1 dấu phẩy thôi cũng xem là viết đề sai và bị KL là chắc. Tặng cô giáo bộ dụng cụ thí nghiệm nè (mặc dù về hưu rồi thì để dạy thêm)
Cảm ơn Hiền Lương, mặc dù dụng cụ này không thuộc bộ môn của mình!
XóaNgày mới an vui nha!
Trong cuộc đời mình trải nghiệm như thế này Hồng Loan nè, là những người thuận tay trái thường rất thông minh và có nhiều tài vặt. "Quy tắc bàn tay trái" là trong vật lý. Quái thật sao vậy ta?. Heee
Trả lờiXóaỜ mà anh xã mình cũng thuận tay trái, chuyên môn nghĩ ra cách làm thật nhanh những yêu cầu mình đặt ra để còn thời gian bù khú bạn bè.
XóaCòn "quy tắc bàn tay trái" hiện vẫn có trong sgk phổ thông đó bạn
May phúc sao trong quãng đời dạy học chị không bị sự cố gì những lần đi coi thi và chấm thi!
Trả lờiXóaChúc mừng chị!
XóaChuyện coi thi và chấm thi còn nhiều kỉ niệm lắm chị ạ.Chắc có thời gian sẽ ghi lại hết.
Cuối tuần chị vui nhiều nha!